21. Ca La Ðế.
21- Ca la đế
"Ca La Ðế" dịch ra là "Bậc Ðại Bi". Bậc Ðại Bi này Ngài hay cứu tất cả mọi khổ nạn thế gian, hay giải trừ tất cả khổ nạn của hết thảy chúng sinh. Lại có lối dịch khác là "Tác Giả", Ngài hay làm đạo nghiệp hưng lên, khiến cho tất cả chúng sinh đều phát tâm bồ đề, làm Phật sự lớn mà thành tựu đạo nghiệp.
22. Di Hê Rị.
"Di Hê Rị" cũng là tiếng Phạn, dịch ra là "Thuận giáo", nghĩa là nói ta nhất định nghe đại Bồ Tát Quán Thế Âm giáo hóa, ta nhất định thuận theo sự giáo hóa của Bồ Tát Quán Thế Âm đi giáo hóa chúng sinh; ta nhất định sẽ y giáo phụng hành, y theo sự giáo hóa của Bồ Tát Quán Thế Âm để thực hành.
23. Ma Ha Bồ Ðề Tát Ðỏa.
Ma Ha : Là "đại". Bồ Ðề : Là "giác đạo". Tát Ðỏa : Là "Bậc Ðại Dũng Mãnh". Câu này là một vị Bồ Tát đại giác ngộ, dũng mãnh, phát đại bồ đề tâm, tu hạnh đại bồ đề. Phát đại bồ đề tâm tức là trồng nhân đại bồ đề; tu hạnh đại bồ đề tức là vun bồi tưới nước mầm bồ đề của bạn, sẽ kết quả đại bồ đề, đắc được đạo bồ đề.
Câu Chú này của Bồ Tát Quán Thế Âm, "định huệ không hai, định huệ đều đủ, vạn hạnh nghiêm thân". Ðịnh cũng đủ, huệ cũng đủ. Huệ đủ thì định đủ, định đủ thì huệ đủ. Vì có định mới phát huệ, có trí huệ mới tu định. Nếu chẳng có định thì chẳng có huệ, chẳng có huệ thì cũng chẳng có định.
Vị Bồ Tát này, Ngài "chẳng bỏ một pháp nào", dù một pháp Ngài cũng không dễ dàng bỏ qua, bất cứ việc thiện lớn hay nhỏ đều làm hết. Cho nên có câu :
"Ðừng cho rằng việc thiện nhỏ mà không làm,
Ðừng cho rằng việc ác nhỏ mà làm".
Vị Bồ Tát này việc ác dù nhỏ bé Ngài cũng không làm, việc thiện dù rất nhỏ Ngài nhất định cũng đi làm, cho nên có câu :"Ðừng làm các việc ác, hãy làm các việc lành". Ngài phát bồ đề tâm, kết bồ đề quả, tu hành vạn hạnh để trang nghiêm pháp thân của chính mình.
Ngài phát tâm đại bi để làm đại pháp vô vi, tùy theo tâm của chúng sinh mà làm Phật sự, song, ở trong bản tính, bản thể của Ngài chẳng có một tướng chúng sinh. Ở trong Phật pháp xem tất cả chúng sinh đều một thể với Ngài, không hai không khác. Cho nên Ngài lấy khổ của chúng sinh làm khổ của mình. Vì chính Ngài không nghĩ có khổ, cho nên phải giải trừ tất cả khổ não của chúng sinh, tuy nhiên giải trừ tất cả khổ não của chúng sinh mà chẳng có tướng độ chúng sinh.
Ngài chẳng nói
:"Bây giờ tôi cứu bạn, bạn phải cảm ơn tôi. Tôi giải trừ khổ cho bạn, bạn nên có chút báo đáp cho tôi". Ngài chẳng có tâm như thế, cho nên vị Bồ Tát này mới hiện được ba mươi hai ứng thân. "Người nào đáng dùng thân Phật độ được, thì Ngài liền hiện thân Phật để vì họ nói pháp; người đáng dùng thân Bích Chi Phật độ được, thì
Ngài liền hiện thân Bích Chi Phật để vì họ nói pháp; người đáng dùng thân ông vua độ được, thì Ngài liền hiện thân ông vua để vì họ nói pháp". Có ba mươi hai ứng thân, mười bốn vô úy và bốn bất tư nghì (bốn thứ thần thông diệu dụng không nghĩ bàn), được chân viên thông; Ngài đắc được viên thông chân chánh, thành tựu quả đại bồ đề. Ðây là sự thành tựu của Bồ Tát Quán Thế Âm.
24. Tát Bà Tát Bà.
Các bạn có biết câu Chú này thuộc về Thủ Nhãn nào chăng ? "Tát Bà Tát Bà", là tiếng Phạn, dịch ra là "Nhất thiết lợi lạc". Nhất thiết là tất cả, bạn tu Thủ Nhãn (tay mắt) này thì có thể lợi lạc cho tất cả chúng sinh.
Bạn có "bảo ấn" này thì chư thiên trên trời đều nghe hiệu lệnh của bạn, quỷ vương dưới địa ngục cũng đều nghe hiệu lệnh của bạn; bạn kêu họ như thế nào thì họ như thế ấy. Bạn kêu họ thả người có tội ra thì họ lập tức phải thả họ ra. Tại sao ? Vì bạn có mạng lệnh này. Bảo ấn này cũng giống như ngọc tỷ của hoàng đế; ấn ngọc tỷ của hoàng đế in vào trong chiếu thư, phổ cáo thiên hạ, đến đâu thì mọi người đều phải chiếu theo chiếu thư mà hành sự, chẳng có ai dám phản đối. Bạn có Bảo Ấn Thủ này thì có thể lợi ích tất cả chúng sinh; bạn kêu tất cả chúng sinh được lợi ích gì thì họ sẽ được lợi ích đó, cho nên dịch ra nghĩa là "lợi ích tất cả".
Người Trung Quốc hầu như đều có nghe rằng thần tiên thời xưa có một cái ấn gọi là "phiên thiên ấn". Huỳnh Thành Tử có phiên thiên ấn tức là cái ấn này; Ðạo giáo gọi là phiên thiên ấn, ở tại Bồ Tát Quán Thế Âm gọi là Bảo Ấn Thủ. Bạn dùng Bảo Ấn Thủ này tu hành thì tu sẽ thành công; bạn mang theo bảo ấn này dù người nào chết, hoặc sắp chết thì vua Diêm Vương chẳng dám kêu họ chết, có diệu dụng có thể cải tử hồi sinh. Song, bạn phải tu hành, nếu không tu hành thì chẳng có ích lợi gì. Tu hành thành công thì giống như bạn đi học, bắt đầu học từ tiểu học, trung học sau đó lên đại học, đậu bằng bác sĩ. Bạn tu Bảo Ấn Thủ thành công thì cũng giống như đậu được bằng bác sĩ, song còn cao hơn nhiều.
Cho nên "Tát Bà Tát Bà" tức là "lợi lạc tất cả", hay trợ giúp tất cả chúng sinh, lợi ích tất cả chúng sinh, khiến cho tất cả chúng sinh đều được khoái lạc. Bạn thấy có diệu chăng ! Cho nên gọi là Bảo Ấn Thủ. Nếu bạn muốn dùng Bảo Ấn Thủ này tu Bốn Mươi Hai Thủ Nhãn (tay và mắt) thì "Tát Bà Tát Bà" là một Thủ Nhãn trong Bốn Mươi Hai Thủ Nhãn, ngoài ra còn có bốn mươi mốt Thủ Nhãn nữa.
Có người nghe tôi giảng Bảo Ấn Thủ có đại dụng như thế, anh ta bèn nghĩ :"Tôi phải mau tu Bảo Ấn Thủ này; tu xong rồi, tất cả mọi người sắp chết thì tôi đều khiến cho họ đừng chết." Có thể được ! Bất quá bạn đừng kêu người khác chết hoặc là thọ mạng đến lúc chết thì không có ai có thể dùng ấn này được nữa.
Tôi đã dùng qua hai lần cái ấn này. Tại Ðông Bắc Trung Quốc tôi đã dùng qua một lần, tại Hương Cảng cũng dùng qua một lần. Tại Ðông Bắc nhân duyên như thế nào ? Ðó đều là bất đắc dĩ. Bất đắc dĩ như thế nào? Tức là nhất định phải làm việc này, không thể không làm. Tôi còn nhớ khi tôi ở Chùa Tam Duyên tại Ðông Bắc thì vào ngày 18 tháng 4, có người tên là Cao Ðức Phước, nhà anh ta cách Chùa khoảng gần hai mươi dặm.
Vào một buổi chiều hôm đó, anh ta đến Chùa. Ðể làm gì ? Ðể chặt cánh tay; anh ta cầm một thanh đao dùng giấy báo bao bọc lại, chuẩn bị chặt cánh tay của anh ta để cúng Phật. Bạn có cho rằng anh ta thông minh chăng ? hoặc là ngu si ? Ðương nhiên rất là ngu si. Nếu là người thông minh sao lại chặt cánh tay của mình ? Không sai, rất là ngu si. Song, anh ta ngu si là vì hiếu thuận mà ngu si.
Tại sao anh ta muốn chặt cánh tay ? Vì mẹ của anh ta bệnh nặng. Mẹ của anh ta bình thường hay hút nha phiến, bệnh nặng đến độ chẳng hút nha phiến được nữa. Nha phiến đã không thể hút được nữa thì đương nhiên cũng chẳng ăn cơm được, chẳng uống nước được nữa. Lưỡi cũng đã biến thành màu đen.
Trung y, bác sĩ Trung Quốc, bác sĩ ngoại quốc đều bó tay. Anh ta nói :" Bồ Tát là linh cảm nhất, bây giờ tôi đến Chùa Tam Duyên, chặt cánh tay của tôi xuống để cúng dường Phật; dùng tâm thành này để cầu Phật gia hộ cho mẹ của tôi khỏi bệnh". Ðến chùa rồi mở đao trong giấy báo ra, tự mình duỗi cánh tay ra, còn tay kia thì cầm đao muốn chặt tay; từ phía sau có người đến giữ thanh đao của anh ta lại, nói :"Ê ! Anh làm gì thế ? Ðừng có tự sát, tại đây không nên tự mình giết mình !" Anh ta nói :"Tôi vì mẹ của tôi bệnh nặng, tôi phải chặt cánh tay của tôi xuống để cúng Phật,
Thầy đừng cản trở tôi, đừng làm tôi không chặt được !" Người đó cũng chẳng chịu buông đao ra, bèn đi báo cáo với Hòa Thượng phương trượng (Thầy trụ trì), Hòa Thượng phương trượng cũng chẳng có biện pháp.
Ðương lúc đó có vị cư sĩ tên là Lý Cảnh Hoa là hộ pháp đắc lực nhất của Hòa Thượng phương trượng. Hòa Thượng bèn sai Lý Cảnh Hoa đi tìm tôi nói:"Thầy ơi Thầy ! Có người đến muốn chặt cánh tay, vì mẹ của anh ta bệnh nặng, Thầy hãy tìm cách giúp anh ta".
Lúc đó tôi làm thủ tòa ở trong Chùa, ngoài Hoà Thượng phương trượng ra tức là tôi. Lúc đó tôi còn là Sa Di, chẳng phải như Sa Di hay ăn, Sa di hay ngủ, Sa Di hay uống, chẳng phải như thế. Lúc tôi làm Sa Di thì mọi người chẳng dậy thì tôi dậy; chẳng phải đợi mọi người dậy mà mình thì chưa dậy. Việc người khác không làm thì tôi làm.
Tìm tôi rồi, tôi bèn nói với Hòa Thượng :"Họ đến tìm Ngài, Ngài lại thêm phiền phức đến con, Ngài chẳng lo mà kêu con lo". Hòa Thượng phương trượng nói :"Con hãy từ bi, giúp anh ta".
Tuy nhiên tôi chẳng muốn lo việc ấy nhưng Hòa Thượng đã nói lời đó làm cho tôi rất cao hứng.
Tôi nói :"Tốt, con đi đây". Tôi lại nói với anh muốn chặt tay là Cao Ðức Phước :"Anh hãy về đi". Anh ta leo lên xe đạp về nhà, anh ta đi xe phải đi đường lớn, tôi thì đi đường nhỏ. Lúc đó mặt trời đã lặn sớm khoảng năm giờ chiều, tôi nói :"Anh đi trước". Anh ta nói :"Thầy có biết đường chăng ?". Tôi nói :"Anh đừng lo cho tôi, anh hãy đi trước thì tốt rồi".
Cách mười tám dặm đường, anh ta đạp xe đạp đi trước, tôi thì cũng đi theo con đường nhỏ. Tôi đến nhà anh ta mà anh ta chưa về tới ! Anh ta về đến nhà thì thấy tôi nói : "Ồ ! Lạ quá, sao Thầy lại đến trước con ?". Tôi nói :"Chắc trên đường đi anh ham chơi, hoặc đá cầu, cho nên anh mới về nhà trễ". Anh ta nói :"Không đâu ! Con đạp xe rất nhanh để về sớm mà !". Tôi nói :"Hoặc là xe của anh chẳng nhanh bằng xe của tôi, cho nên tôi đến trước".
Tôi đi xem bệnh nhân, thật chẳng có cách nào sống lại được, thử xem sao ! Ðến sáng sớm ngày thứ hai thì dậy.
Mẹ của anh ta vốn đã bảy tám ngày chẳng biết gì, cũng chẳng nói, cũng chẳng nhận ra ai, gần như đã chết. Ngày thứ hai thì bà ta ngồi dậy gọi tên con trai lớn, ở nhà thường gọi anh Cao Ðức Phước :"Tụ ơi, Tụ ơi, có cháo không, bây giờ mẹ muốn ăn cháo". Anh con trai lớn cũng đã bảy tám ngày chẳng nghe mẹ của anh ta gọi, bây giờ đột nhiên ngồi dậy được để gọi anh ta, anh ta rất đỗi vui mừng.
Anh ta chạy lại nói :"Mẹ, mẹ bệnh trầm trọng đã nhiều ngày không nói được, bây giờ mẹ có khỏe không ?". Mẹ của anh ta nói :"Mẹ cũng chẳng biết bao nhiêu ngày rồi, mỗi ngày đều ở trong chỗ tối tăm u ám, cũng chẳng có ánh sáng mặt trời, mặt trăng, cũng chẳng có đèn lửa gì hết ! Chạy khắp nơi tìm chẳng được nhà, chạy đã rất nhiều ngày khổ nhọc, kêu ai cũng chẳng có ai.
Tối hôm qua, mẹ nhìn thấy một vị Hòa Thượng nghèo, trên thân mặc áo rách rưới, ông ta đưa mẹ về, cho nên hôm nay mẹ muốn ăn cháo". Con của bà ta nghe mẹ nói như thế bèn nói :"Hòa Thượng đó như thế nào ?". Bà ta nói :"Ông ta rất cao, nếu nhìn thấy chắc sẽ nhận ra ngay". Lúc đó tôi đang nằm trên cái bục ngủ, anh ta đi đến chỗ của tôi ngủ chỉ nói :"Mẹ có biết vị Thầy này chăng?". Bà ta nhìn chăm chăm nói :"Phải rồi, mẹ thấy ông ta, ông ta đưa mẹ về".
Lại thêm nhiều sự rắc rối ! Cả gia đình hơn mười người đều đến quỳ ở trước tôi nói :"Thầy đã cứu mạng mẹ của chúng con, cả gia đình chúng con lớn nhỏ đều xin quy y với Thầy, sau này bất cứ Thầy có việc gì kêu chúng con làm, chúng con đều hoan hỉ làm hết mình". Ðó là tôi đã dùng qua một lần. Dùng qua một lần thì bệnh khỏi, bạn nói như thế nào ? Sao lại nói nhiều sự rắc rối đến ? Cả nhà đều đến lạy, về sau ở trong làng đó, người này cũng nói có bệnh, người kia cũng nói có bệnh, rất là nhiều bệnh nhân.
Vì có nhân duyên này nên tôi nói :"Các vị những người có bệnh đều phải đánh". Lúc đó tôi cầm cây phất trần đánh mỗi người ba cái, sau đó tôi hỏi những bệnh nhân :"Các vị có còn bệnh chăng ?". Họ trả lời :"Hết đau rồi, khỏi rồi". Tôi nói :"Các vị đều là bệnh đánh đòn, để tôi đánh thì hết bệnh". Ðó là việc rắc rối phiền phức ở tại Ðông Bắc (Manchuria) bên Trung Quốc.
Còn ở Hương Cảng là ai ? Tức là cha của cô Madelena Lew. Cha của cô ta khoảng 79 tuổi, coi bói, xem tướng đều nói ông ta nhất định phải chết, do đó ông ta bèn đến ghi danh quy y. Khi quy y thì ông ta hỏi tôi :"Sư Phụ, Ngài có thể làm tôi không chết chăng ?". Tôi nói :" Ông thích không chết chăng ? Tốt, có thể được, tôi để cho ông sống tới mười hai năm nữa được không ?" Ông ta nói :"Ðương nhiên là tốt !", tôi cũng làm cho ông ta việc này, về sau quả nhiên ông ta sống thêm mười hai năm nữa.
Song, vừa mới nói, dù bạn có pháp này cũng không thể dùng cho người chết. Nếu bạn cứu họ lại, không để cho họ chết thì tức là biến thành đối đầu với vua Diêm Vương. Vua Diêm Vương sẽ nói với bạn rằng :"Tốt ! Ông không để cho họ chết thì bây giờ tôi kêu ông chết trước". Khi bạn chết thì chẳng có ai thay bạn dùng ấn đó. Bạn nói :"Chính tôi dùng ấn đó cho tôi". Vậy thì không được. Tại sao ?
Giống như một thanh đao, đây là bề lưỡi, kia là bề sống đao; đao của chính bạn không thể chặt bề sống đao . Dù bạn có pháp thuật, nếu chính bạn có việc gì tức cũng như Bồ Tát bằng đất sét đi qua biển, khó bảo vệ được thân mình, bạn bảo vệ cho mình chẳng được. Cho nên nếu có được pháp này còn phải tự mình tu hành. Vì vậy, cho nên hiện tại tôi chẳng lo việc nhàn rỗi, muốn chết thì chết, tôi chẳng lo, tôi sợ Bồ Tát bằng đất sét đi qua biển, thân mình khó giữ đặng.
25. Ma La Ma La.
Hai câu Chú này là tiếng Phạn, dịch ra nghĩa là "tăng trưởng", cũng gọi là "như ý", cũng gọi là "tùy ý". Tăng trưởng cái gì ? Tăng trưởng phước huệ. Như ý về cái gì ? Tức là tùy tâm như ý, cát tường như ý.
Cho nên Thủ Nhãn này là Thủ Nhãn Châu Như Ý. Nếu bạn muốn phát tài thì bạn hãy tu Thủ Nhãn này. Nếu tu Thủ Nhãn này thành công rồi thì bạn muốn dùng gì cũng có, chẳng còn lo nghèo khổ nữa, luôn luôn đều giàu có. Trí huệ của bạn vô lượng vô biên, phước báu của bạn cũng vô lượng vô biên. Cho nên tăng trưởng phước huệ, cát tường như ý, tùy tâm như ý, bạn thấy nhiều sự diệu dụng vô cùng! Do đó trong 42 Thủ Nhãn thì Châu Như Ý liệt vào Thủ Nhãn hạng nhất; bảo châu như ý diệu không thể tả.
26. Ma Hê Ma Hê, Rị Ðà Dựng.
"Ma Hê Ma Hê" là tiếng Phạn, dịch ra là "vô ngôn cực ý". Vô ngôn là không cần nói; cực ý là ý niệm đã đến cực điểm, tức cũng là "diệu", lại dịch ra là "tự tại". Có ai tự tại chăng ? Có vị Ðại Phạm Thiên Vương rất tự tại, chẳng sầu chẳng lo, chẳng suy chẳng nghĩ, suốt ngày đều hoan hỉ. Thủ Nhãn này là Ngũ Sắc Vân Thủ Nhãn, trong tay nâng mây năm màu, cho nên rất tự tại. Nghĩ ra thì dụng đồ này cũng vô lượng vô biên, cũng tự tại diệu dụng vô cùng.
"Rị Ðà Dựng" là ‘Thanh Liên Hoa Thủ’, dịch ra là "liên hoa tâm". Nếu bạn tu Liên Hoa Thủ này thành công thì sẽ có hương thơm thanh liên hoa (hoa sen xanh), hay đến khen ngợi mười phương chư Phật, cũng rất vi diệu, không thể nghĩ bàn; thật có thể nói là : "Diệu pháp thâm sâu vô thượng, trăm ngàn ức kiếp khó gặp được".
27. Câu Lô Câu Lô Yết Mông.
"Câu Lô Câu Lô" cũng là tiếng Phạn, dịch ra là "tát pháp", còn có ý nghĩa nữa là "tát dụng trang nghiêm", còn có một ý nghĩa nữa là "thổi loa kiết giới". Ðây là Bảo Loa Thủ Nhãn.
Hiện tại chúng ta ở vào thời đại mạt pháp, cho rằng chỉ đọc Chú Ðại Bi thì đắc được Phật pháp, kỳ thật chẳng phải. Chú Ðại Bi là vì pháp 42 Thủ Nhãn mà nói. Chỗ diệu của Chú Ðại Bi là 42 Thủ Nhãn, 42 Thủ Nhãn cũng là toàn thể của Chú Ðại Bi. Nếu bạn chỉ đọc Chú Ðại Bi mà chẳng tu 42 Thủ Nhãn thì cũng giống như một người chỉ có tay mà chẳng có chân, không thể đi được. Nếu bạn chỉ tu 42 Thủ Nhãn mà chẳng tu Chú Ðại Bi thì đây cũng giống như người chỉ có chân mà chẳng có tay, không thể cầm gì đặng, cũng chẳng có dụng gì. Cho nên phải thông đạt 42 Thủ Nhãn, sau đó bạn hãy tụng trì Chú Ðại Bi, thì sẽ thật sự hiểu rõ diệu pháp của Phật.
Chú Ðại Bi cũng chẳng phải chỉ nghe vị Thầy giảng thì cho rằng :"Ta biết câu Chú đó như thế nào". Như vậy cũng chẳng ích gì, giống như bạn chẳng có tay, chẳng có chân, bạn chỉ có thân thể thì cũng vô dụng. Do đó phải vừa có chân, vừa có thân thể này. Như thế mới trợ giúp với nhau, hỗ tương thành tựu công đức của bạn.
Bảo Loa Thủ Nhãn này tức là tác pháp. Khi tác pháp thì phải thổi loa. Một khi thổi thì ở trên trời cũng nghe được, cho nên nơi nào nghe được thì nơi đó đều kiết giới. Nơi nào nghe được âm thanh này thì đều là phạm vi của ta, những yêu ma quỷ quái chẳng vào được, đó gọi là kiết giới. Còn gọi là "tát ý trang nghiêm", dùng loa này thổi, khi âm thanh của bảo loa vang ra thì trời đất đều biến vàng làm đất, bảy báu trang nghiêm, cho nên rất là vi diệu.
Có người nói, tôi tin rằng gần ba trăm năm nay chẳng có ai gặp được 42 Thủ Nhãn này, cho nên Phật pháp cũng chẳng hưng thịnh, cũng chẳng có ai minh bạch. Bây giờ chúng ta biết Chú Ðại Bi như thế, chúng ta phải chuyên tâm nỗ lực để tu 42 Thủ Nhãn mới hữu dụng.
"Yết Mông" cũng là tiếng Phạn, đây là tiếng Phạn của Ðại Phạm Thiên, chứ chẳng phải tiếng Phạn Ấn Ðộ, vì văn Ấn Ðộ cũng căn cứ Phạm văn của Ðại Phạm Thiên. Tiếng Phạn gọi là Yết Mông, dịch ra là nghĩa gì ? Tức gọi là "biện sự". Biện là biện lý, sự là tất cả mọi sự việc. Còn có lối dịch khác là "công đức". Biện sự gì ? Tức làm việc công đức, làm việc công đức này là việc công đức lợi ích cho người. Lợi ích cho người cũng là lợi ích chính mình, cũng là việc của Bồ Tát tự lợi lợi tha, tự giác giác tha. Làm các việc công đức, các công đức tức là hết thảy tất cả lục độ vạn hạnh đều bao quát ở trong đó. Dùng gì để tu lục độ vạn hạnh ? Tức là dùng Bạch Liên Hoa Thủ Nhãn.
Bạn thường đọc Chú Ðại Bi, hoặc tu pháp 42 Thủ Nhãn thì có thể làm các việc công đức, như thế thì tu lục độ vạn hạnh mới có thể viên mãn, do đó mới thành tựu vi diệu không thể nghĩ bàn, không thể tả. Nói thì nói, cũng chẳng cách chi nói hết được sự diệu của nó, nếu có thể nói hết chỗ diệu thì chẳng còn diệu nữa. Không diệu thì có bờ mé, có thủy chung, còn diệu thì chẳng có bờ mé, chẳng có thủy chung. Cho nên câu Chú "Yết Mông" này có thể làm các việc công đức.
Nếu bạn tu Bạch Liên Hoa Thủ Nhãn thì tương lai đời đời kiếp kiếp bạn đều có hương thơm bạch liên hoa (hoa sen trắng), đều có bạch liên hoa đến hộ bạn. Cho nên chỗ diệu của Chú Ðại Bi nói không thể hết, giảng chẳng hết được.
28. Ðộ Lô Ðộ Lô, Phạt Xà Gia Ðế.
"Ðộ Lô Ðộ Lô" cũng là tiếng Phạn, dịch ra là "độ hải". Ðộ hải là gì ? Tức là qua khỏi biển khổ sinh tử. Còn có lối dịch khác nữa nghĩa là "minh tịnh", quang minh mà thanh tịnh. Còn có lối dịch khác nghĩa là "đến bờ ", tức là qua khỏi biển khổ sinh tử, đến được bờ kia. Bạn có trí huệ quang minh thì đắc được bổn thể thanh tịnh, đến được bờ Niết Bàn bên kia. "Ðộ Lô Ðộ Lô" tức là ý nghĩa này
"Minh nhi năng quyết". Minh là quang minh, tức bạn có trí huệ; tất cả pháp môn bạn đều biết rõ thì quyết định được sinh tử. "Ðịnh nhi năng tịnh". Ðịnh là định lực, bạn có định lực thì mới sinh về thế giới Cực Lạc thanh tịnh. Ðây là Thủ Nhãn gì ? Ðây là Nguyệt Tinh Ma Ni Thủ, tức là Ðà La Ni mà Bồ Tát Nguyệt Quang nói ra. Nguyệt Tinh Ðà La Ni Thủ hay khiến cho tất cả mọi người đều được mát mẻ.
"Phạt Xà Gia Ðế". Ðây là Bàng Bài Thủ. Phạt Xà Gia Ðế là tiếng Phạn, dịch ra nghĩa là "quảng bác nghiêm tịnh", tức là vừa quảng bác vừa nghiêm tịnh. Còn có lối dịch khác nghĩa là "quảng đại". Lại có lối dịch khác nữa, nghĩa là "độ sinh tử".
Nếu bạn tu Bàng Bài Thủ thì có thể độ sinh tử; bạn chẳng tu Bàng Bài Thủ thì không thể độ sinh tử. Cho nên có Bàng Bài Thủ thì bạn có thể qua được biển khổ sinh tử, xuyên qua dòng phiền não, đạt đến bờ Niết Bàn bên kia.
29. Ma Ha Phạt Xà Gia Ðế.
"Ma Ha Phạt Xà Gia Ðế", dịch ra nghĩa là "tối thắng, quảng đại, pháp đạo". Trong đó nói pháp cũng lớn, cũng tối thắng, đạo cũng lớn, cũng tối thắng; là pháp đạo tối thắng, quảng đại.
Ðây là Thủ Nhãn gì ? Là Bảo Kích Thủ. Bảo Kích Thủ hay hàng phục thiên ma, chế các ngoại đạo, có rất nhiều dụng đồ. Hết thảy tất cả nghịch tặc mà bạn dùng Thủ Nhãn này thì bảo hộ được quốc gia. Nếu nước khác muốn xâm lược nước của bạn mà bạn tu pháp này thì có thể trong vô hình làm cho kẻ địch thối lui.
21- Ca la đế
"Ca La Ðế" dịch ra là "Bậc Ðại Bi". Bậc Ðại Bi này Ngài hay cứu tất cả mọi khổ nạn thế gian, hay giải trừ tất cả khổ nạn của hết thảy chúng sinh. Lại có lối dịch khác là "Tác Giả", Ngài hay làm đạo nghiệp hưng lên, khiến cho tất cả chúng sinh đều phát tâm bồ đề, làm Phật sự lớn mà thành tựu đạo nghiệp.
22. Di Hê Rị.
"Di Hê Rị" cũng là tiếng Phạn, dịch ra là "Thuận giáo", nghĩa là nói ta nhất định nghe đại Bồ Tát Quán Thế Âm giáo hóa, ta nhất định thuận theo sự giáo hóa của Bồ Tát Quán Thế Âm đi giáo hóa chúng sinh; ta nhất định sẽ y giáo phụng hành, y theo sự giáo hóa của Bồ Tát Quán Thế Âm để thực hành.
23. Ma Ha Bồ Ðề Tát Ðỏa.
Ma Ha : Là "đại". Bồ Ðề : Là "giác đạo". Tát Ðỏa : Là "Bậc Ðại Dũng Mãnh". Câu này là một vị Bồ Tát đại giác ngộ, dũng mãnh, phát đại bồ đề tâm, tu hạnh đại bồ đề. Phát đại bồ đề tâm tức là trồng nhân đại bồ đề; tu hạnh đại bồ đề tức là vun bồi tưới nước mầm bồ đề của bạn, sẽ kết quả đại bồ đề, đắc được đạo bồ đề.
Câu Chú này của Bồ Tát Quán Thế Âm, "định huệ không hai, định huệ đều đủ, vạn hạnh nghiêm thân". Ðịnh cũng đủ, huệ cũng đủ. Huệ đủ thì định đủ, định đủ thì huệ đủ. Vì có định mới phát huệ, có trí huệ mới tu định. Nếu chẳng có định thì chẳng có huệ, chẳng có huệ thì cũng chẳng có định.
Vị Bồ Tát này, Ngài "chẳng bỏ một pháp nào", dù một pháp Ngài cũng không dễ dàng bỏ qua, bất cứ việc thiện lớn hay nhỏ đều làm hết. Cho nên có câu :
"Ðừng cho rằng việc thiện nhỏ mà không làm,
Ðừng cho rằng việc ác nhỏ mà làm".
Vị Bồ Tát này việc ác dù nhỏ bé Ngài cũng không làm, việc thiện dù rất nhỏ Ngài nhất định cũng đi làm, cho nên có câu :"Ðừng làm các việc ác, hãy làm các việc lành". Ngài phát bồ đề tâm, kết bồ đề quả, tu hành vạn hạnh để trang nghiêm pháp thân của chính mình.
Ngài phát tâm đại bi để làm đại pháp vô vi, tùy theo tâm của chúng sinh mà làm Phật sự, song, ở trong bản tính, bản thể của Ngài chẳng có một tướng chúng sinh. Ở trong Phật pháp xem tất cả chúng sinh đều một thể với Ngài, không hai không khác. Cho nên Ngài lấy khổ của chúng sinh làm khổ của mình. Vì chính Ngài không nghĩ có khổ, cho nên phải giải trừ tất cả khổ não của chúng sinh, tuy nhiên giải trừ tất cả khổ não của chúng sinh mà chẳng có tướng độ chúng sinh.
Ngài chẳng nói
:"Bây giờ tôi cứu bạn, bạn phải cảm ơn tôi. Tôi giải trừ khổ cho bạn, bạn nên có chút báo đáp cho tôi". Ngài chẳng có tâm như thế, cho nên vị Bồ Tát này mới hiện được ba mươi hai ứng thân. "Người nào đáng dùng thân Phật độ được, thì Ngài liền hiện thân Phật để vì họ nói pháp; người đáng dùng thân Bích Chi Phật độ được, thì
Ngài liền hiện thân Bích Chi Phật để vì họ nói pháp; người đáng dùng thân ông vua độ được, thì Ngài liền hiện thân ông vua để vì họ nói pháp". Có ba mươi hai ứng thân, mười bốn vô úy và bốn bất tư nghì (bốn thứ thần thông diệu dụng không nghĩ bàn), được chân viên thông; Ngài đắc được viên thông chân chánh, thành tựu quả đại bồ đề. Ðây là sự thành tựu của Bồ Tát Quán Thế Âm.
24. Tát Bà Tát Bà.
Các bạn có biết câu Chú này thuộc về Thủ Nhãn nào chăng ? "Tát Bà Tát Bà", là tiếng Phạn, dịch ra là "Nhất thiết lợi lạc". Nhất thiết là tất cả, bạn tu Thủ Nhãn (tay mắt) này thì có thể lợi lạc cho tất cả chúng sinh.
Bạn có "bảo ấn" này thì chư thiên trên trời đều nghe hiệu lệnh của bạn, quỷ vương dưới địa ngục cũng đều nghe hiệu lệnh của bạn; bạn kêu họ như thế nào thì họ như thế ấy. Bạn kêu họ thả người có tội ra thì họ lập tức phải thả họ ra. Tại sao ? Vì bạn có mạng lệnh này. Bảo ấn này cũng giống như ngọc tỷ của hoàng đế; ấn ngọc tỷ của hoàng đế in vào trong chiếu thư, phổ cáo thiên hạ, đến đâu thì mọi người đều phải chiếu theo chiếu thư mà hành sự, chẳng có ai dám phản đối. Bạn có Bảo Ấn Thủ này thì có thể lợi ích tất cả chúng sinh; bạn kêu tất cả chúng sinh được lợi ích gì thì họ sẽ được lợi ích đó, cho nên dịch ra nghĩa là "lợi ích tất cả".
Người Trung Quốc hầu như đều có nghe rằng thần tiên thời xưa có một cái ấn gọi là "phiên thiên ấn". Huỳnh Thành Tử có phiên thiên ấn tức là cái ấn này; Ðạo giáo gọi là phiên thiên ấn, ở tại Bồ Tát Quán Thế Âm gọi là Bảo Ấn Thủ. Bạn dùng Bảo Ấn Thủ này tu hành thì tu sẽ thành công; bạn mang theo bảo ấn này dù người nào chết, hoặc sắp chết thì vua Diêm Vương chẳng dám kêu họ chết, có diệu dụng có thể cải tử hồi sinh. Song, bạn phải tu hành, nếu không tu hành thì chẳng có ích lợi gì. Tu hành thành công thì giống như bạn đi học, bắt đầu học từ tiểu học, trung học sau đó lên đại học, đậu bằng bác sĩ. Bạn tu Bảo Ấn Thủ thành công thì cũng giống như đậu được bằng bác sĩ, song còn cao hơn nhiều.
Cho nên "Tát Bà Tát Bà" tức là "lợi lạc tất cả", hay trợ giúp tất cả chúng sinh, lợi ích tất cả chúng sinh, khiến cho tất cả chúng sinh đều được khoái lạc. Bạn thấy có diệu chăng ! Cho nên gọi là Bảo Ấn Thủ. Nếu bạn muốn dùng Bảo Ấn Thủ này tu Bốn Mươi Hai Thủ Nhãn (tay và mắt) thì "Tát Bà Tát Bà" là một Thủ Nhãn trong Bốn Mươi Hai Thủ Nhãn, ngoài ra còn có bốn mươi mốt Thủ Nhãn nữa.
Có người nghe tôi giảng Bảo Ấn Thủ có đại dụng như thế, anh ta bèn nghĩ :"Tôi phải mau tu Bảo Ấn Thủ này; tu xong rồi, tất cả mọi người sắp chết thì tôi đều khiến cho họ đừng chết." Có thể được ! Bất quá bạn đừng kêu người khác chết hoặc là thọ mạng đến lúc chết thì không có ai có thể dùng ấn này được nữa.
Tôi đã dùng qua hai lần cái ấn này. Tại Ðông Bắc Trung Quốc tôi đã dùng qua một lần, tại Hương Cảng cũng dùng qua một lần. Tại Ðông Bắc nhân duyên như thế nào ? Ðó đều là bất đắc dĩ. Bất đắc dĩ như thế nào? Tức là nhất định phải làm việc này, không thể không làm. Tôi còn nhớ khi tôi ở Chùa Tam Duyên tại Ðông Bắc thì vào ngày 18 tháng 4, có người tên là Cao Ðức Phước, nhà anh ta cách Chùa khoảng gần hai mươi dặm.
Vào một buổi chiều hôm đó, anh ta đến Chùa. Ðể làm gì ? Ðể chặt cánh tay; anh ta cầm một thanh đao dùng giấy báo bao bọc lại, chuẩn bị chặt cánh tay của anh ta để cúng Phật. Bạn có cho rằng anh ta thông minh chăng ? hoặc là ngu si ? Ðương nhiên rất là ngu si. Nếu là người thông minh sao lại chặt cánh tay của mình ? Không sai, rất là ngu si. Song, anh ta ngu si là vì hiếu thuận mà ngu si.
Tại sao anh ta muốn chặt cánh tay ? Vì mẹ của anh ta bệnh nặng. Mẹ của anh ta bình thường hay hút nha phiến, bệnh nặng đến độ chẳng hút nha phiến được nữa. Nha phiến đã không thể hút được nữa thì đương nhiên cũng chẳng ăn cơm được, chẳng uống nước được nữa. Lưỡi cũng đã biến thành màu đen.
Trung y, bác sĩ Trung Quốc, bác sĩ ngoại quốc đều bó tay. Anh ta nói :" Bồ Tát là linh cảm nhất, bây giờ tôi đến Chùa Tam Duyên, chặt cánh tay của tôi xuống để cúng dường Phật; dùng tâm thành này để cầu Phật gia hộ cho mẹ của tôi khỏi bệnh". Ðến chùa rồi mở đao trong giấy báo ra, tự mình duỗi cánh tay ra, còn tay kia thì cầm đao muốn chặt tay; từ phía sau có người đến giữ thanh đao của anh ta lại, nói :"Ê ! Anh làm gì thế ? Ðừng có tự sát, tại đây không nên tự mình giết mình !" Anh ta nói :"Tôi vì mẹ của tôi bệnh nặng, tôi phải chặt cánh tay của tôi xuống để cúng Phật,
Thầy đừng cản trở tôi, đừng làm tôi không chặt được !" Người đó cũng chẳng chịu buông đao ra, bèn đi báo cáo với Hòa Thượng phương trượng (Thầy trụ trì), Hòa Thượng phương trượng cũng chẳng có biện pháp.
Ðương lúc đó có vị cư sĩ tên là Lý Cảnh Hoa là hộ pháp đắc lực nhất của Hòa Thượng phương trượng. Hòa Thượng bèn sai Lý Cảnh Hoa đi tìm tôi nói:"Thầy ơi Thầy ! Có người đến muốn chặt cánh tay, vì mẹ của anh ta bệnh nặng, Thầy hãy tìm cách giúp anh ta".
Lúc đó tôi làm thủ tòa ở trong Chùa, ngoài Hoà Thượng phương trượng ra tức là tôi. Lúc đó tôi còn là Sa Di, chẳng phải như Sa Di hay ăn, Sa di hay ngủ, Sa Di hay uống, chẳng phải như thế. Lúc tôi làm Sa Di thì mọi người chẳng dậy thì tôi dậy; chẳng phải đợi mọi người dậy mà mình thì chưa dậy. Việc người khác không làm thì tôi làm.
Tìm tôi rồi, tôi bèn nói với Hòa Thượng :"Họ đến tìm Ngài, Ngài lại thêm phiền phức đến con, Ngài chẳng lo mà kêu con lo". Hòa Thượng phương trượng nói :"Con hãy từ bi, giúp anh ta".
Tuy nhiên tôi chẳng muốn lo việc ấy nhưng Hòa Thượng đã nói lời đó làm cho tôi rất cao hứng.
Tôi nói :"Tốt, con đi đây". Tôi lại nói với anh muốn chặt tay là Cao Ðức Phước :"Anh hãy về đi". Anh ta leo lên xe đạp về nhà, anh ta đi xe phải đi đường lớn, tôi thì đi đường nhỏ. Lúc đó mặt trời đã lặn sớm khoảng năm giờ chiều, tôi nói :"Anh đi trước". Anh ta nói :"Thầy có biết đường chăng ?". Tôi nói :"Anh đừng lo cho tôi, anh hãy đi trước thì tốt rồi".
Cách mười tám dặm đường, anh ta đạp xe đạp đi trước, tôi thì cũng đi theo con đường nhỏ. Tôi đến nhà anh ta mà anh ta chưa về tới ! Anh ta về đến nhà thì thấy tôi nói : "Ồ ! Lạ quá, sao Thầy lại đến trước con ?". Tôi nói :"Chắc trên đường đi anh ham chơi, hoặc đá cầu, cho nên anh mới về nhà trễ". Anh ta nói :"Không đâu ! Con đạp xe rất nhanh để về sớm mà !". Tôi nói :"Hoặc là xe của anh chẳng nhanh bằng xe của tôi, cho nên tôi đến trước".
Tôi đi xem bệnh nhân, thật chẳng có cách nào sống lại được, thử xem sao ! Ðến sáng sớm ngày thứ hai thì dậy.
Mẹ của anh ta vốn đã bảy tám ngày chẳng biết gì, cũng chẳng nói, cũng chẳng nhận ra ai, gần như đã chết. Ngày thứ hai thì bà ta ngồi dậy gọi tên con trai lớn, ở nhà thường gọi anh Cao Ðức Phước :"Tụ ơi, Tụ ơi, có cháo không, bây giờ mẹ muốn ăn cháo". Anh con trai lớn cũng đã bảy tám ngày chẳng nghe mẹ của anh ta gọi, bây giờ đột nhiên ngồi dậy được để gọi anh ta, anh ta rất đỗi vui mừng.
Anh ta chạy lại nói :"Mẹ, mẹ bệnh trầm trọng đã nhiều ngày không nói được, bây giờ mẹ có khỏe không ?". Mẹ của anh ta nói :"Mẹ cũng chẳng biết bao nhiêu ngày rồi, mỗi ngày đều ở trong chỗ tối tăm u ám, cũng chẳng có ánh sáng mặt trời, mặt trăng, cũng chẳng có đèn lửa gì hết ! Chạy khắp nơi tìm chẳng được nhà, chạy đã rất nhiều ngày khổ nhọc, kêu ai cũng chẳng có ai.
Tối hôm qua, mẹ nhìn thấy một vị Hòa Thượng nghèo, trên thân mặc áo rách rưới, ông ta đưa mẹ về, cho nên hôm nay mẹ muốn ăn cháo". Con của bà ta nghe mẹ nói như thế bèn nói :"Hòa Thượng đó như thế nào ?". Bà ta nói :"Ông ta rất cao, nếu nhìn thấy chắc sẽ nhận ra ngay". Lúc đó tôi đang nằm trên cái bục ngủ, anh ta đi đến chỗ của tôi ngủ chỉ nói :"Mẹ có biết vị Thầy này chăng?". Bà ta nhìn chăm chăm nói :"Phải rồi, mẹ thấy ông ta, ông ta đưa mẹ về".
Lại thêm nhiều sự rắc rối ! Cả gia đình hơn mười người đều đến quỳ ở trước tôi nói :"Thầy đã cứu mạng mẹ của chúng con, cả gia đình chúng con lớn nhỏ đều xin quy y với Thầy, sau này bất cứ Thầy có việc gì kêu chúng con làm, chúng con đều hoan hỉ làm hết mình". Ðó là tôi đã dùng qua một lần. Dùng qua một lần thì bệnh khỏi, bạn nói như thế nào ? Sao lại nói nhiều sự rắc rối đến ? Cả nhà đều đến lạy, về sau ở trong làng đó, người này cũng nói có bệnh, người kia cũng nói có bệnh, rất là nhiều bệnh nhân.
Vì có nhân duyên này nên tôi nói :"Các vị những người có bệnh đều phải đánh". Lúc đó tôi cầm cây phất trần đánh mỗi người ba cái, sau đó tôi hỏi những bệnh nhân :"Các vị có còn bệnh chăng ?". Họ trả lời :"Hết đau rồi, khỏi rồi". Tôi nói :"Các vị đều là bệnh đánh đòn, để tôi đánh thì hết bệnh". Ðó là việc rắc rối phiền phức ở tại Ðông Bắc (Manchuria) bên Trung Quốc.
Còn ở Hương Cảng là ai ? Tức là cha của cô Madelena Lew. Cha của cô ta khoảng 79 tuổi, coi bói, xem tướng đều nói ông ta nhất định phải chết, do đó ông ta bèn đến ghi danh quy y. Khi quy y thì ông ta hỏi tôi :"Sư Phụ, Ngài có thể làm tôi không chết chăng ?". Tôi nói :" Ông thích không chết chăng ? Tốt, có thể được, tôi để cho ông sống tới mười hai năm nữa được không ?" Ông ta nói :"Ðương nhiên là tốt !", tôi cũng làm cho ông ta việc này, về sau quả nhiên ông ta sống thêm mười hai năm nữa.
Song, vừa mới nói, dù bạn có pháp này cũng không thể dùng cho người chết. Nếu bạn cứu họ lại, không để cho họ chết thì tức là biến thành đối đầu với vua Diêm Vương. Vua Diêm Vương sẽ nói với bạn rằng :"Tốt ! Ông không để cho họ chết thì bây giờ tôi kêu ông chết trước". Khi bạn chết thì chẳng có ai thay bạn dùng ấn đó. Bạn nói :"Chính tôi dùng ấn đó cho tôi". Vậy thì không được. Tại sao ?
Giống như một thanh đao, đây là bề lưỡi, kia là bề sống đao; đao của chính bạn không thể chặt bề sống đao . Dù bạn có pháp thuật, nếu chính bạn có việc gì tức cũng như Bồ Tát bằng đất sét đi qua biển, khó bảo vệ được thân mình, bạn bảo vệ cho mình chẳng được. Cho nên nếu có được pháp này còn phải tự mình tu hành. Vì vậy, cho nên hiện tại tôi chẳng lo việc nhàn rỗi, muốn chết thì chết, tôi chẳng lo, tôi sợ Bồ Tát bằng đất sét đi qua biển, thân mình khó giữ đặng.
25. Ma La Ma La.
Hai câu Chú này là tiếng Phạn, dịch ra nghĩa là "tăng trưởng", cũng gọi là "như ý", cũng gọi là "tùy ý". Tăng trưởng cái gì ? Tăng trưởng phước huệ. Như ý về cái gì ? Tức là tùy tâm như ý, cát tường như ý.
Cho nên Thủ Nhãn này là Thủ Nhãn Châu Như Ý. Nếu bạn muốn phát tài thì bạn hãy tu Thủ Nhãn này. Nếu tu Thủ Nhãn này thành công rồi thì bạn muốn dùng gì cũng có, chẳng còn lo nghèo khổ nữa, luôn luôn đều giàu có. Trí huệ của bạn vô lượng vô biên, phước báu của bạn cũng vô lượng vô biên. Cho nên tăng trưởng phước huệ, cát tường như ý, tùy tâm như ý, bạn thấy nhiều sự diệu dụng vô cùng! Do đó trong 42 Thủ Nhãn thì Châu Như Ý liệt vào Thủ Nhãn hạng nhất; bảo châu như ý diệu không thể tả.
26. Ma Hê Ma Hê, Rị Ðà Dựng.
"Ma Hê Ma Hê" là tiếng Phạn, dịch ra là "vô ngôn cực ý". Vô ngôn là không cần nói; cực ý là ý niệm đã đến cực điểm, tức cũng là "diệu", lại dịch ra là "tự tại". Có ai tự tại chăng ? Có vị Ðại Phạm Thiên Vương rất tự tại, chẳng sầu chẳng lo, chẳng suy chẳng nghĩ, suốt ngày đều hoan hỉ. Thủ Nhãn này là Ngũ Sắc Vân Thủ Nhãn, trong tay nâng mây năm màu, cho nên rất tự tại. Nghĩ ra thì dụng đồ này cũng vô lượng vô biên, cũng tự tại diệu dụng vô cùng.
"Rị Ðà Dựng" là ‘Thanh Liên Hoa Thủ’, dịch ra là "liên hoa tâm". Nếu bạn tu Liên Hoa Thủ này thành công thì sẽ có hương thơm thanh liên hoa (hoa sen xanh), hay đến khen ngợi mười phương chư Phật, cũng rất vi diệu, không thể nghĩ bàn; thật có thể nói là : "Diệu pháp thâm sâu vô thượng, trăm ngàn ức kiếp khó gặp được".
27. Câu Lô Câu Lô Yết Mông.
"Câu Lô Câu Lô" cũng là tiếng Phạn, dịch ra là "tát pháp", còn có ý nghĩa nữa là "tát dụng trang nghiêm", còn có một ý nghĩa nữa là "thổi loa kiết giới". Ðây là Bảo Loa Thủ Nhãn.
Hiện tại chúng ta ở vào thời đại mạt pháp, cho rằng chỉ đọc Chú Ðại Bi thì đắc được Phật pháp, kỳ thật chẳng phải. Chú Ðại Bi là vì pháp 42 Thủ Nhãn mà nói. Chỗ diệu của Chú Ðại Bi là 42 Thủ Nhãn, 42 Thủ Nhãn cũng là toàn thể của Chú Ðại Bi. Nếu bạn chỉ đọc Chú Ðại Bi mà chẳng tu 42 Thủ Nhãn thì cũng giống như một người chỉ có tay mà chẳng có chân, không thể đi được. Nếu bạn chỉ tu 42 Thủ Nhãn mà chẳng tu Chú Ðại Bi thì đây cũng giống như người chỉ có chân mà chẳng có tay, không thể cầm gì đặng, cũng chẳng có dụng gì. Cho nên phải thông đạt 42 Thủ Nhãn, sau đó bạn hãy tụng trì Chú Ðại Bi, thì sẽ thật sự hiểu rõ diệu pháp của Phật.
Chú Ðại Bi cũng chẳng phải chỉ nghe vị Thầy giảng thì cho rằng :"Ta biết câu Chú đó như thế nào". Như vậy cũng chẳng ích gì, giống như bạn chẳng có tay, chẳng có chân, bạn chỉ có thân thể thì cũng vô dụng. Do đó phải vừa có chân, vừa có thân thể này. Như thế mới trợ giúp với nhau, hỗ tương thành tựu công đức của bạn.
Bảo Loa Thủ Nhãn này tức là tác pháp. Khi tác pháp thì phải thổi loa. Một khi thổi thì ở trên trời cũng nghe được, cho nên nơi nào nghe được thì nơi đó đều kiết giới. Nơi nào nghe được âm thanh này thì đều là phạm vi của ta, những yêu ma quỷ quái chẳng vào được, đó gọi là kiết giới. Còn gọi là "tát ý trang nghiêm", dùng loa này thổi, khi âm thanh của bảo loa vang ra thì trời đất đều biến vàng làm đất, bảy báu trang nghiêm, cho nên rất là vi diệu.
Có người nói, tôi tin rằng gần ba trăm năm nay chẳng có ai gặp được 42 Thủ Nhãn này, cho nên Phật pháp cũng chẳng hưng thịnh, cũng chẳng có ai minh bạch. Bây giờ chúng ta biết Chú Ðại Bi như thế, chúng ta phải chuyên tâm nỗ lực để tu 42 Thủ Nhãn mới hữu dụng.
"Yết Mông" cũng là tiếng Phạn, đây là tiếng Phạn của Ðại Phạm Thiên, chứ chẳng phải tiếng Phạn Ấn Ðộ, vì văn Ấn Ðộ cũng căn cứ Phạm văn của Ðại Phạm Thiên. Tiếng Phạn gọi là Yết Mông, dịch ra là nghĩa gì ? Tức gọi là "biện sự". Biện là biện lý, sự là tất cả mọi sự việc. Còn có lối dịch khác là "công đức". Biện sự gì ? Tức làm việc công đức, làm việc công đức này là việc công đức lợi ích cho người. Lợi ích cho người cũng là lợi ích chính mình, cũng là việc của Bồ Tát tự lợi lợi tha, tự giác giác tha. Làm các việc công đức, các công đức tức là hết thảy tất cả lục độ vạn hạnh đều bao quát ở trong đó. Dùng gì để tu lục độ vạn hạnh ? Tức là dùng Bạch Liên Hoa Thủ Nhãn.
Bạn thường đọc Chú Ðại Bi, hoặc tu pháp 42 Thủ Nhãn thì có thể làm các việc công đức, như thế thì tu lục độ vạn hạnh mới có thể viên mãn, do đó mới thành tựu vi diệu không thể nghĩ bàn, không thể tả. Nói thì nói, cũng chẳng cách chi nói hết được sự diệu của nó, nếu có thể nói hết chỗ diệu thì chẳng còn diệu nữa. Không diệu thì có bờ mé, có thủy chung, còn diệu thì chẳng có bờ mé, chẳng có thủy chung. Cho nên câu Chú "Yết Mông" này có thể làm các việc công đức.
Nếu bạn tu Bạch Liên Hoa Thủ Nhãn thì tương lai đời đời kiếp kiếp bạn đều có hương thơm bạch liên hoa (hoa sen trắng), đều có bạch liên hoa đến hộ bạn. Cho nên chỗ diệu của Chú Ðại Bi nói không thể hết, giảng chẳng hết được.
28. Ðộ Lô Ðộ Lô, Phạt Xà Gia Ðế.
"Ðộ Lô Ðộ Lô" cũng là tiếng Phạn, dịch ra là "độ hải". Ðộ hải là gì ? Tức là qua khỏi biển khổ sinh tử. Còn có lối dịch khác nữa nghĩa là "minh tịnh", quang minh mà thanh tịnh. Còn có lối dịch khác nghĩa là "đến bờ ", tức là qua khỏi biển khổ sinh tử, đến được bờ kia. Bạn có trí huệ quang minh thì đắc được bổn thể thanh tịnh, đến được bờ Niết Bàn bên kia. "Ðộ Lô Ðộ Lô" tức là ý nghĩa này
"Minh nhi năng quyết". Minh là quang minh, tức bạn có trí huệ; tất cả pháp môn bạn đều biết rõ thì quyết định được sinh tử. "Ðịnh nhi năng tịnh". Ðịnh là định lực, bạn có định lực thì mới sinh về thế giới Cực Lạc thanh tịnh. Ðây là Thủ Nhãn gì ? Ðây là Nguyệt Tinh Ma Ni Thủ, tức là Ðà La Ni mà Bồ Tát Nguyệt Quang nói ra. Nguyệt Tinh Ðà La Ni Thủ hay khiến cho tất cả mọi người đều được mát mẻ.
"Phạt Xà Gia Ðế". Ðây là Bàng Bài Thủ. Phạt Xà Gia Ðế là tiếng Phạn, dịch ra nghĩa là "quảng bác nghiêm tịnh", tức là vừa quảng bác vừa nghiêm tịnh. Còn có lối dịch khác nghĩa là "quảng đại". Lại có lối dịch khác nữa, nghĩa là "độ sinh tử".
Nếu bạn tu Bàng Bài Thủ thì có thể độ sinh tử; bạn chẳng tu Bàng Bài Thủ thì không thể độ sinh tử. Cho nên có Bàng Bài Thủ thì bạn có thể qua được biển khổ sinh tử, xuyên qua dòng phiền não, đạt đến bờ Niết Bàn bên kia.
29. Ma Ha Phạt Xà Gia Ðế.
"Ma Ha Phạt Xà Gia Ðế", dịch ra nghĩa là "tối thắng, quảng đại, pháp đạo". Trong đó nói pháp cũng lớn, cũng tối thắng, đạo cũng lớn, cũng tối thắng; là pháp đạo tối thắng, quảng đại.
Ðây là Thủ Nhãn gì ? Là Bảo Kích Thủ. Bảo Kích Thủ hay hàng phục thiên ma, chế các ngoại đạo, có rất nhiều dụng đồ. Hết thảy tất cả nghịch tặc mà bạn dùng Thủ Nhãn này thì bảo hộ được quốc gia. Nếu nước khác muốn xâm lược nước của bạn mà bạn tu pháp này thì có thể trong vô hình làm cho kẻ địch thối lui.
- Chiều sang thăm chị đây.Chúc chị khỏe luôn .E đọc chú đại bi có phần giải cũng hiểu được chị ạ.Trả lời nhận xét này
- Em sang thăm chị đây , còn được tem bài mới nữa nè , chúc mọi điều tốt đẹp chị nhaTrả lời nhận xét này