Hỏi đáp về nghiệp báo
Nói về Nghiệp thì không ai có
quyền, hay có thể định đoạt được số mạng của người khác được. Như nói: Nghiệp ấy
trả quả chừng ấy cũng đủ rồi, hoặc chưa đủ phải trả thêm nữa.
HỎI: Thưa ông, tôi làm mất thì giờ của ông
nhiều, nhưng tôi thấy rằng, tôi chưa thông suốt, xin ông cho phép tôi hỏi thêm.
Thưa ông, người đã phạm vào một điều răn nào và bị tù đày rồi, theo tôi nghĩ
người ấy đã trả xong tội. Không biết đối với đạo còn có tội nữa không? Nghĩa là
phải sanh vào một ác đạo nào để chịu tội nữa không?
ÐÁP: Nói về Nghiệp thì không ai có quyền,
hay có thể định đoạt được số mạng của người khác được. Như nói: Nghiệp ấy trả
quả chừng ấy cũng đủ rồi, hoặc chưa đủ phải trả thêm nữa. Chỉ có đức Thế tôn mới
thấy rõ nghiệp ấy còn trả quả nữa hay không. Ngài thấy bằng tuệ giác của ngài.
Tôi xin nhắc ông một lần nữa: Ngài thấy bằng tuệ giác chớ không phải Ngài có
quyền cho tội phước cho một chúng sinh nào hết, và Ngài cũng không thể ngăn đón
nghiệp giùm cho một chúng sinh nào cả.
Ngài chỉ dạy chúng sinh lánh điều dữ làm
việc thiện mà thôi. Khi người làm điều ác thì phải bị thọ khổ, nếu hành theo
Thiện nghiệp thì sẽ được hưởng an vui.
Tóm lại, nghiệp ấy còn trả quả hay không
đều do nơi hành động của người trong cuộc. Vì vậy nên nói về nghiệp không có ai
có thể nhất định như thế này thế nọ, vì nó thuộc về hậu quả sự tạo tác của con
người. Tôi muốn nói là do nơi tác ý khi tạo
nghiệp.
HỎI: Thưa ông, xin cho tôi biết dứt khoát
rằng: "Nghiệp ấy còn trả quả nữa không? "
ÐÁP: Như tôi đã nói: Không ai có thể giải
quyết dứt khoát được rằng: Anh A hay anh B bị ở tù là trả xong tội ấy rồi,
nghiệp ấy không còn hay trả quả nữa. Tại sao? Vì nghiệp có nhiều thứ khác nhau
và sự trả quả không giống nhau. Có nghiệp khi đã trả quả kiếp này xong, còn theo
đến nhiều kiếp sau. Có nghiệp chỉ trả quả trong một kiếp này rồi thôi không theo
trả nữa.
HỎI: Thưa ông, vậy trong 12 cái nghiệp có
cái gọi là Quá nghiệp vậy nghĩa là gì?
ÐÁP: Quá nghiệp Phạn ngữ gọi là Ahosikamma
có nghĩa là Nghiệp trả quả xong rồi không theo trả quả nữa. Ví như người chủ nợ
lấy đủ vốn lời rồi không theo đòi thêm nữa.
Sở dĩ nghiệp ấy không theo đòi nữa vì có
nhiều nguyên nhân:
1. Vì nghiệp ấy không phải là Garuhamma,
nghĩa là đại nghiệp có nơi cũng gọi là Trọng nghiệp; nên chi không đủ sức theo
dính bên người để trả quả thêm. Hơn nữa khi người phạm tội biết ăn năn cải tạo
đời mình, nghĩa là biết tu hành tinh tấn nên nhờ Thiện nghiệp ấy chạy mau nên
nghiệp kia không thể chạy theo kịp trả quả. Ðây không có nghĩa là mất luôn,
nghiệp ấy vẫn cố gắng chạy theo nhưng không có cơ hội thuận tiện nên không trả
được. Nghĩa là khi nào đến Niết bàn mới có thể nói Quá nghiệp.
2. Hoặc nghiệp ấy là đại nghiệp, nhưng
kịp thời ăn năn lo tu hành tinh tấn đắc A La Hán quả và đã nhập Niết bàn, nghiệp
ấy không còn cơ hội trả quả. Như tích Ngài vô não. Khi còn là tướng cướp, Ngài
giết hằng muôn người.
Sau khi xuất gia đầu Phật, Ngài ráng tu
hành tinh tấn đắc A La Hán, nhập Niết bàn, thì những nghiệp Ngài đã tạo chỉ trả
quả cho Ngài rất nhẹ khi Ngài chưa đắc A la hán quả thôi. Nghiệp ấy trả quả như
thế này, khi Ngài xuất gia đi khất thực bị người dùng đá ném Ngài lỗ đầu chảy
maùu, y rách, bát bể. Tôi không ngụ ý nói khi đắc A La Hán quả không bị trả quả,
nhưng nhờ sự tu hành của Ngài nên Nghiệp ác theo chưa kịp thôi.
Xin ông nên nhớ rằng: Quá nghiệp không
có nghĩa là không trả quả, nhưng có nghĩa là: Sở dĩ nghiệp ấy chưa trả quả hay
không trả vì theo không kịp thôi.
HỎI: Thưa ông, người điên làm quấy có tội
hay không? Theo ý kiến cá nhân tôi hành động của người điên làm không có tội vì
người ấy không có trí nhớ, không phân biệt được phải quấy, hay nói theo giáo lý
nhà Phật gọi là có Tác ý chắc là khỏi tội.
ÐÁP: Theo lời Phật dạy nên tin ở Nghiệp,
vì có câu Phật ngôn Cetanàham bhikkhave kammam vadàmi,
nghĩa là: Này các thầy Tỳ Khưu, Như Lai dạy rằng
Tác Ý là Nghiệp. Cũng nên hiểu rõ câu Phật ngôn rằng: Con người làm việc gì
cũng do nơi tác ý làm chủ động. Người thiếu trí nhớ và biết mình thì làm việc gì
mặc dầu có tác ý cũng khó mà có kết quả mỹ mãn được.
Theo Phật giáo Nghiệp chia ra làm 12
điều khác nhau. Một trong 12 điều ấy có Nghiệp, Phạn ngữ gọi là Kattatàkamma ta
cắt nghĩa là Hoặc Nghiệp là hành động thiếu chú tâm. Những hành động như thế đem
lại kết quả rất ít. Nếu đem việc này so sánh với việc làm của người điên vẫn còn
hơn.
HỎI: Thưa ông, tôi vẫn còn nghi ngờ từ
Cetanà dịch là Tác ý. Thưa ông, không biết từ gọi là Tác ý aáy có ý nghĩa thế
nào, có thể nói là Cố tâm, Quan tâm hay Chú tâm được không?
ÐÁP: Ðược, có thể có ý nghĩa như
vậy.
HỎI: Nếu vậy thì tôi tin rằng: Người điên
cũng có chú tâm, Cố tâm. Như khi người điên giận hay oán ghét ai, họ đánh chửi,
hoặc giết hại người ấy chớ không làm hại người khác. Vì vậy tôi tin rằng: Người
điên cũng có tác ý, nhưng thiếu trí nhớ và biết mình như người thường. Vậy người
điên làm như thế có tội hoàn toàn như người thường không?
ÐÁP: Sự thật không như lời ông buộc tội,
mặc dầu người điên ấy cố ý thật, nhưng họ vẫn thiếu trí nhớ và biết mình, và
chính người ấy cũng không hề biết mình làm như thế là sai, là có tội. Vì lẽ
thiếu hai pháp trên nên người điên không bị hậu quả nặng bằng người không điên.
Ta có thể nói nghiệp mà người điên đã tạo vẫn có hậu quả ít hơn nghiệp mà người
thường tạo gọi là Hoặc Nghiệp.
Nếu nói về điên, theo Phật dạy trong
tạng luật, thầy Tỳ khưu điên không phạm giới. Ðức Thế Tôn dạy: Khi mà người điên
không còn phân biệt được phân với vật thực mới gọi là điên và không bị phạm
luật.
HỎI: Xin trở lại vấn đề Nghiệp. Khi nghiệp
điên mà có dư sót thì kiếp sau vẫn còn sanh làm người điên. Nhưng hiện nay, khoa
hoïc thịnh hành phần đông người ta ít tin nếu không muốn nói là ít người nhìn
nhận có nghiệp quá khứ. Vậy xin ông vui lòng giảng giải cho thaáy rõ Nghiệp, và
nếu có thể xin đem Nghiệp của Phật giáo ra so sánh với khoa học để cho dễ lãnh
hội?
ÐÁP: Trước hết ta hãy thấy rằng luật nhân
quả và nghiệp báo trong Phật giáo rất hợp lý và dễ chứng minh. Người Phật tử
không bao giờ tin nơi một vị chúa tể hay vị thần thánh nào có oai lực ban phước
hay đem tội đến cho chúng sinh. Ngoài cái định luật tự nhiên của Nghiệp báo
không còn có một lý do nào chính đáng khác đáng tin hơn. Ðức Thế Tôn có dạy sự
an vui hay đau khổ mà chúng ta đang thọ đây là do nơi nghiệp hay có thể nói do
hành động của ta trong quá khứ. Như năm rồi làm ruộng nên năm nay mới có gạo ăn.
Nhưng có nhiều người còn thắc mắc khi thấy lắm kẻ làm ác mà vẫn giàu sang hạnh
phúc, còn người tu hành hay lương thiện trái lại bị hoạn nạn nghèo khổ. Ðiểm này
là nguyên nhân chính làm cho người đời hoài nghi về luật nghiệp báo như trường
hợp vừa nêu. Vậy ông nghĩ sao?
HỎI: Lời tôi hỏi ông trên đây là do sự nghi
ngờ của phần đông bạn tôi. Riêng tôi thì tôi nghi ngờ rằng: Nghiệp quá khứ trả
quả, nhưng không thấy đưa ra bằng chứng cụ thể nào cho thấy rõ: đây là do nghiệp
quá khứ, hay nghiệp hiện tại. Ví dụ như người kia đang làm ăn chân chính thì bị
bắt về tội do người khác phao vu. Vậy xin hỏi tội của người ấy là do nghiệp quá
khứ hay do nghiệp hiện tại?
ÐÁP: Người bỗng dưng bị phao vu, hay bị tai
nạn như chết bất đắc kỳ tử đều do nơi nghiệp quá khứ. Còn nghiệp hiện tại là khi
người ấy làm chuyện bất chính thật sự nên bị chính quyền xử lý.
HỎI: Thưa ông, còn biết bao nhiêu người làm
chuyện phi pháp hay tội lỗi mà họ vẫn an vui phú quý như thường thì
sao?
ÐÁP: đó là nghiệp chưa trả quả nên người ấy
chưa thọ khổ, ví như người mới vừa trồng caây có chất độc, nhưng chưa tới thời
kỳ trổ bông sinh trái. Hơn nữa, người ấy tạo nghiệp xấu, nhưng không phải là
Garukamma nghĩa là Trọng nghiệp hay có chỗ cũng gọi là Ðại nghiệp như giết cha,
giết mẹ, làm cho Phật chảy máu, chia rẽ tăng và dâm hãm Tỳ khưu ni. Chỉ có ngũ
nghịch đại tội này mới bị trả quả ngay tức khắc trong kiếp hiện tại
này.
HỎI: Thưa ông, phóng sanh chim cá có phước
thật hay không? Theo ngụ ý của tôi, có phước. Vì mình thấy thương hại nó, cứu
chuùng nó ra khỏi cảnh giam cầm hay sắp bị giết. Nhưng tôi có một người bạn, khi
thấy phóng sanh chim ông ta phản đối, vì ông ta cho rằng: Phóng sanh như thế
thật không có phước; mà mình vô tình bị những người buôn bán chim cá lợi dụng,
vì họ biết người tu Phật thường hay phóng sanh, hoï càng bắt nhiều thêm để bán
thủ lợi. Như ta thấy, mấy ngày rằm lớn chim bán rất chạy và rất đắt. Như vậy, có
phải là vô tình ta làm khổ thêm cho loài thú chăng?
ÐÁP: Theo câu hỏi của người bạn ông, ta cần
biết tác ý của người mua. Nếu vì lòng Từ, thương hại loài vật nên mua để thả, để
giải phóng chúng nó, như vậy là có tác ý lành rồi thì tự nhiên được phước chẳng
sai. Thật ra người mua không bao giờ có ý giúp cho người bán thú làm giàu, mà
cũng không cố ý xúi bảo bắt thêm để bán mà buộc người ấy vào tội vô tình bị lợi
dụng hoặc làm khổ cho nhân loại.
HỎI: Thưa ông, cũng người bạn này nói với
tôi rằng, họ không tin nghiệp. Vì khi anh ta còn nhỏ, rượu chè be beùt, là đứa
con xấu nhất trong gia đình. Anh ấy xấu đến độ dám lấy trộm đồ của cha mẹ ông bà
đem cầm bán mà không bị ai nghi ngờ chi hết. Tới nay anh ấy cũng chẳng thấy có
tội gì, vẫn bình an như thường. Vì lẽ ấy, anh thường bảo tôi rằng: Không có tội
phước gì hết, chẳng qua là chuyện "nhát ông Kẹ" cho trẻ nít sợ mà thôi, hoặc tội
phước là chuyện may rủi ở đời.
Xin ông vui lòng chỉ bảo tôi, phải trả
lời thế nào cho bạn tôi biết rõ đâu là tội, đâu là phước. Anh ta thật tốt, nhưng
chỉ không tin gì hết mà thôi.
ÐÁP: Theo Ðức Phật dạy, khi người
đã làm một điều gì, tức là đã tạo nghiệp, mà khi đã tạo nghiệp thì không bao giờ
mất, nó vẫn theo bên ta như hình với bóng. Nghiệp dầu Thiện hay Ác đều vẫn theo
dính bên ta để chờ cơ hội thuận tiện xen vào trả quả. Ðức Thế Tôn có dạy nghiệp
thiện ác ví như một chuồng bò nhỏ mà nhốt nhiều con bị bỏ đói khát mấy ngày, khi
mở chuồng chúng chen nhau mà ra. Nghiệp cũng vậy chúng giành nhau chen nhau để
trả quả. Nghiệp nào mạnh thì chen vào trước quả trả trước, yếu theo sau. Sở dĩ
mà nghiệp của người bạn ông chưa trả quả vì nó không phải là trọng nghiệp, nó
chưa đủ sức mạnh trả quả sớm đó thôi. Bao giờ nghiệp lành của ông ấy yếu đi,
nghiệp xấu sẽ trả quả, chừng đó ông ấy sẽ than van rên xiết.
Phần nhiều người chỉ nhìn vào hiện tại,
không nghĩ đến vị lai và quá khứ nên khó phân biệt được nhân quả.
Về thời gian trả quả ta có thể chia
nghiệp ra làm 4 loại khác nhau:
1)- Dittavedaniyakamma nghĩa là Hiện nghiệp, ý nói Hiện nghiệp là nghiệp làm trong kiếp này trả quả liền trong kiếp hiện tại. Mau là trong thời gian bảy ngày. Nếu có trễ lắm, cũng không qua khỏi kiếp này. Như ông Ðề Bà Ðạt Ða (Devadatta) làm hại Phật, hay nàng Chinh-cha (Cincà) phao vu Ðức Phật ở với bà đến mang thai. Hai người này bị đất sụp rút đi.Hiện nghiệp trả quả sớm hay muộn còn do nơi nhiều nguyên nhân khác. Người làm phước hay tội có kết quả lành hay dữ đều do nơi những nguyên nhân sau đây:- Gatisampatti nghĩa là Hợp cảnh. Có ý nói chúng sinh tạo nghiệp này phải có thân ngũ uẩn như Người, Trời hay súc sinh.- Kàlasampatti: Hợp thời. Nghĩa là người tạo nghiệp nhằm thời cơ thuận tiện đưa đến. Như sinh lại nhằm lúc Ðức Phật còn tại thế, còn có Thánh tăng. Và gặp nhằm lúc có Phật Bích chi, và được cúng dường đến các vị ấy mà nhằm lúc quí Ngài vừa xả Diệt thọ vô tưởng định. Nơi đây tôi xin nhắc sơ lược tích của một cô bé giữ vườn bắp (ngô).Khi Ðức Thế Tôn còn tại thế, có một cô làm rẫy bắp, cô ta thật nghèo, phần lớn đời sống của cô ăn ngô khoai ít khi được ăn cơm. Ngày kia cô đi thăm rẫy, cô mang theo bắp rang để ăn trừ cơm. Khi ấy, Ðại đức Ca Diếp, sau khi nhập định được bảy ngày, liền xả định. Ngài thường dùng trí tuệ xem coi chúng sinh nào có duyên và trong sạch cúng dường cho Ngài, nhất là người ấy phải là người thật nghèo. Vì Ngài có hạnh nguyện là độ người nghèo.Thấy cô làm rẫy bắp có duyên với Ngài, khi gặp Ngài thì cô sẽ phát tâm trong sạch cúng dường vật thực cho Ngài, nên Ngài liền đi ngay đến nơi rẫy bắp.Khi cô gái làm rẫy bắp trông thấy ngài Ðại đức thì phát tâm trong sạch, nghĩ rằng: "Lắm khi ta không có vật gì để dâng cúng đến Ðại đức thì ta lại gặp Ngài, còn khi ta có vật thực lại không gặp được Ngài. Hôm nay thật là ngày hạnh phúc cho đời ta, là đã sẵn có vật cúng dường mà lại gặp được Ðại đức. Vậy ta phải làm việc lành này."Nghĩ xong cô liền đến đảnh lễ Ðại đức dâng bắp rang và nói: Xin Ngài mở lòng từ bi tế độ kẻ nghèo khó.Ngài Ðại đức ngừng lại nhận gói bắp rang của cô. Ngài cầu cho cô được như ý nguyện. Sau khi được Ngài Ðại đức thọ lãnh vật cúng dường, cô lấy làm mừng rỡ. Cô đi ngay đến chòi giữ bắp, trên đường đi cô lấy làm mừng vui vì cô thấy đã làm được việc lành. Khi đang vui vẻ như vậy cô bị một con rắn độc cắn chết tại bờ rẫy bắp. Do nhờ phước báo rất sạch dâng cúng đúng vào vị thánh tăng vừa xuất đại định, nên cô được sinh về cõi Trời Ðao lợi ở trong một tòa lầu đẹp lộng lẫy, trước hai bên cửa nhà có cây to bông trắng và rụng xuống những hoa toàn bằng ngọc đẹp. Cô được sinh vào cõi Ðao lợi như người nằm mơ. Cô nghĩ lại vì lẽ nào cô được sinh vào cõi này, cô biết rằng do nhờ sự cúng dường đúng nơi của cô.Tích này trong Kinh Pháp Cú còn dài, nhưng tôi chỉ tóm lại một đoạn ngắn. Nhắc lại đây để ông thấy rằng: Làm phước phải hội đủ nguyên nhân mới có kết quả mỹ mãn trong kiếp hiện tại. Như cô làm rẫy bắp có vật thực cúng dường, có tâm trong sạch muốn cúng dường, và gặp đúng người đáng thọ lãnh của cúng dường, nên khi cô làm phước được kết quả liền.- Paohgasampatti - Phải có sự cố gắng làm việc lành mà mình đã nhất định làm không hề thoái chuyển.Khi người làm việc thiện hay ác mà có đầy đủ ba nguyên nhân kể trên, nghiệp ấy sẽ trả quả kiếp hiện tại này.2)- Uppajjavedaniyakamma nghĩa là hậu nghiệp. Ðây là nghiệp chờ trả quả kiếp sau nếu chưa hội đủ nguyên nhân để trả quả thì nó đợi trả quả kiếp thứ hai kế kiếp sau ấy.3)- Aparàparavedanìyakamma nghĩa là tùy nghiệp. Ðây là nghiệp traû quả kế kiếp thứ ba, thứ tư, thứ năm, nghĩa là nghiệp này theo mãi đến bao giờ nhập Niết Bàn.4)- Ahosikamma nghĩa là quá nghiệp. Nghiệp này tôi đã giải rồi, nhưng nơi đây xin nói sơ lược để ông nhớ, nghiệp này có thể trả quả hay không là do sự tu hành tinh tấn của người, nghiệp ấy không đủ sức theo kịp để trả quả.
HỎI: Thưa ông, trong giáo pháp của nhà Phật
có dạy cách nào làm cho nghiệp ấy không thể trả quả được, khi mà người đã lỡ tạo
rồi hay không?
ÐÁP: trong Phật pháp cũng có phương pháp
chỉ cho những người biết hối hóa ăn năn hồi đầu hướng thiện, ráng lo tinh tấn tu
hành thì cũng chưa gọi là quá trễ. Nếu người biết lỗi, ráng tu theo đúng lời
Phật dạy, khi người ấy còn trong thời kỳ hưởng quả của thiện nghiệp, thì nên cố
gắng hàng ngày bồi đắp công đức là thiện nghiệp cũng như người nhìn thấy thủy
triều dâng lên rất mạnh, nếu không đắp đê ngăn thì mình không thể sống được.
Người nhờ phước báo ngăn đón nên khỏi bị tai nạn, hay bị quả báo, cũng như người
đắp đê ngăn nước lũ vậy. Nói đây, tôi xin nhắc lại ông rằng: Tôi không phủ nhận
nghiệp ác mất, hay có luật bù trừ, mà tôi chỉ nói ngăn ngừa, hay chạy trốn ác
nghiệp mà mình đã lỡ tạo thôi, ý tôi nói sở dĩ người chưa bị ác nghiệp trả quả
nhờ sự tu hành của mình, nghiệp ác không đủ sức theo kịp như chó săn rượt chưa
theo kịp mồi thôi.
Ðiều này cũng có thể, ví như người cùng
đi chung với bọn hung ác mà không hay biết chi hết, khi biết rồi lật đật lên
ngựa chạy thật mau để tránh xa bọn ác. Bọn ác dù có cố gắng để rượt theo bắt
lại, nhưng người kia nhờ có ngựa hay nên chạy thoát khỏi bọn hung ác ấy. Khi
chạy đến chân thành người ấy vào thành, bọn ác kia không dám vào, vì trong thành
có quan quân canh phòng cẩn mật, luật lệ nghiêm minh, kẻ ác bị khai trừ nên
không dám đến gần.
Bọn hung ác ấy ví như tội ác, con ngựa
của người ấy cưỡi là thiện pháp. Người kia chính là tâm kinh sợ tội lỗi, còn
thành kia tôi xin ví như Niết bàn. Vì Niết bàn là nơi đi ra ngoài tam giới, nơi
hoàn toàn trong sạch, tội lỗi không thể nào lẫn lộn được.
HỎI: Thưa ông, thí dụ của ông làm cho tôi
hiểu rõ. Nhưng tôi còn thắc mắc con ngựa ấy do những gì cấu tạo thành, tôi ráng
mua một con để cưỡi chạy thoát khỏi nơi này.
ÐÁP: Tôi sẽ biếu ông một con, nếu ông bằng
lòng nuôi dưỡng nó. Ngựa này là ngựa vô giá, không có nơi nào bán. Nhưng Phật
giáo chỉ biếu không cho người cần giải thoát.
Ngựa quý ấy là:
1/- Pubbekatapunnatà - tư cách của người đã làm việc lành để dành từ khi trươùc. Ðây cũng có nghĩa là người nên cố làm điều lành từ bây giờ để dùng ngày vị lai. Những việc lành mà người cần phải làm ấy là: Bố thí, trì giới, tham thiền, nhẫn nại, từ bi. Những pháp này hợp lại ví như mình ngựa, chắc chắn mạnh, người có thể ngồi rất êm chạy xa không mỏi.2/- Patirupadesavàso - Nên ở trong xứ nên ở, nghĩa là ở trong xứ có Phật pháp, có các bậc thiện trí thức dạy người làm lành lánh dữ.3/- Saddhammasavana - Nghe lời chỉ bảo của các vị trí thức ấy và ráng vâng giữ hành theo.4/- Sappurisapassayà - nên xa kẻ ác và phải thân cận với các bậc tri thức.5/- Attasammàpanidhi - Cư xử theo lẽ chính, có nghĩa là hành theo chính đạo mà các bậc thiện trí thức, nhất là Phật, đã dạy.
Bốn pháp sau này ví như bốn
chân của ngựa quý.
(Năm pháp vừa kể trên có
giải rõ trong quyển "30 Pháp Hạnh Phúc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét