Hiểu
về hai chữ ‘vãng sinh’
Sinh tử
là vấn đề ai cũng phải trải qua nhưng không phải ai cũng có thể hiểu rõ bản chất
của nó. Đứng trên quan điểm nhị nguyên, sinh tử được cho là hai thái cực trái
ngược nhau và do đó nhân loại luôn tìm cách kéo dài sự sống mà lý tưởng của nó
là trường sinh bất tử.
Dù có nỗ lực
vượt bậc, con người cũng không thể đạt được mục tiêu ấy vì lý do đơn giản, đó là
quy luật của tạo hóa. Trong khi chấp nhận sự thật sinh tử, con người lại tiếp
tục tìm cách lý giải hiện tượng sau khi chết với hai thái cực trái ngược nhau là
không còn gì tồn tại sau khi chết (đoạn kiến) và vẫn còn sự tồn tại sau khi
chết.
Ở thái độ thứ
hai, lại có nhiều quan điểm khác nhau. Có thuyết cho rằng linh hồn (tâm) tồn tại
bất biến hay bất diệt [1] (thường kiến), có thuyết cho rằng sau khi chết linh
hồn tội lỗi phải chờ đợi đến ngày phán quyết cuối cùng để hoặc lên thiêng đàng
hay đọa địa ngục do Chúa quyết định (Cơ đốc giáo, Hồi giáo…).[2]
Phật giáo cũng
khẳng định sau khi chết con người không mất hẳn mà tiếp tục luân hồi theo nghiệp
đã tạo, trừ các bậc thánh. Thần thức, bardo hay gọi cho dễ hiểu là linh hồn vô
ngã [3] tiếp tục tồn tại ở các cõi hay cảnh giới phù hợp với nghiệp thức của
người ấy.
Do nhận thức
theo quan điểm nhị nguyên nên việc quan tâm đến sự tồn tại sau khi chết là hoàn
toàn dễ hiểu.
Theo trường phái
Tịnh độ, mục đích của người tu Tịnh độ là cầu vãng sinh về thế giới Cực Lạc. Tuy
nhiên, kinh điển đại thừa thường mang tính ẩn dụ thay vì nói thẳng chữ đâu nghĩa
đó. Do đó, hiểu đúng về giáo lý đại thừa là một thách đố lớn với hành giả Phật
giáo nói riêng và những người tín ngưỡng Phật giáo nói chung.
Bài viết này đưa
ra một cách hiểu về ‘vãng sinh’ dựa trên cơ sở giáo lý cốt tủy của đạo Phật nhằm
mục đích cung cấp cho những hành giả tu tập Phật giáo tín ngưỡng, cụ thể là pháp
môn Tịnh độ có thêm một ý kiến tham khảo và hy vọng rằng nó giúp hành giả tu
Tịnh độ có niềm tin vững hơn và thực tế hơn trong cuộc sống hiện thực
này.
Bài viết sẽ
trình bày bốn điểm như sau:
Quan
niệm về thế giới Cực Lạc
Khi tìm hiểu
Phật giáo, người học Phật nên phân biệt hai nguồn giáo lý để hiểu đúng lời Phật
dạy và phương tiện của chư tổ. Trong khi nguồn giáo lý nguyên thủy thường rất rõ
ràng, cụ thể thì nguồn giáo lý đại thừa thường được trình bày thông qua biểu
tượng, ẩn dụ. Do đó, người học Phật giáo đại thừa dễ mắc sai lầm khi hiểu giáo
pháp theo ‘nghĩa đen’ – chữ đâu nghĩa đó thay vì dựa trên cơ sở pháp ấn của Phật
giáo.[4]
Rõ ràng, không
ai phủ nhận giáo lý Tịnh độ thuộc hệ đại thừa và mang giá trị biểu tượng hơn là
cụ thể. Kinh A Di Đà miêu tả cảnh giới Cực Lạc ở phương Tây cách xa hơn ‘mười
muôn ức cõi Phật’.
Nếu hiểu theo
‘nghĩa đen’ thì Cực Lạc là một cõi vật chất tồn tại ở phương Tây, cách rất xa
thế giới Ta bà. Nếu là cõi vật chất (dù là báu) có sự sống tồn tại khách quan
thì dù xa vẫn có thể đến được bằng chính thân ngũ uẩn mà không cần đợi
chết.
Bằng chứng là
khoa học đang chinh phục và thậm chí còn đến được các hành tinh không có sự
sống.
Hơn nữa, nếu cho
rằng Cực Lạc là cõi vật chất do Đức Phật A Di Đà sáng tạo và sở hữu thì sẽ có
những phản biện.
Thứ nhất, Đức
Phật Thích Ca không dạy rằng các đức Phật có thể sáng tạo ra thế giới như chính
bản thân Ngài sinh ra cõi đời này nhưng không hề sáng tạo ra thế giới Ta
bà.
Thứ hai, cho
rằng Phật A Di Đà sáng tạo ra thế giới Cực Lạc thì chẳng khác nào chúng ta chấp
nhận thuyết Chúa sáng tạo ra Thiên Đường và tất cả những thứ khác bao gồm con
người và thế giới chúng ta đang sống. Nếu chỉ kể Cực Lạc và Thiên Đường thôi thì
Phật giáo và Cơ đốc giáo có gì khác nhau, vì cả hai đều chấp nhận đấng sáng
tạo.
Thứ ba, một cõi
vật chất sinh mà không diệt là không thể tồn tại vì trái với pháp ấn vô thường,
vô ngã của đạo Phật.
Dựa vào các ý
trên, người học Phật nên nhìn lại để quán chiếu và hiểu lời Phật dạy theo hướng
biểu tượng. Thể tính của đức Phật A Di Đà là vô lượng thọ, vô lượng quang, là
Phật Pháp thân. Giáo lý đại thừa đều chấp nhận rằng Pháp thân bao trùm tất cả
thế giới. Thế giới Cực Lạc hiểu theo nghĩa Pháp thân Phật thì đó là cảnh giới
thanh tịnh, thuộc về tâm.
Từ thể tính
thanh tịnh của Phật A Di Đà biểu hiện ra cảnh giới Cực Lạc (Tịnh độ) là hoàn
toàn phù hợp với những lời dạy sau:
‘Tự tánh Di Đà,
duy tâm Tịnh độ’;
‘Tam nghiệp hằng
thanh tịnh, đồng Phật vãng Tây phương’ (Tỳ ni Nhật dụng);
‘Tịnh độ là lòng
trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương, Di Đà là tính sáng soi, mựa phải
nhọc tìm về Cực Lạc.’ (Lời của Phật Hoàng Trần Nhân Tông)’[5]
‘Chớ bảo cõi Tây
phương là gần, hành trình về Tây phương xa xôi đến mười vạn dặm đường. Đức Phật
A Di Đà thương mà tiếp dẫn mới giải thoát khỏi tử sanh.’[6]
‘Chớ bảo cõi Tây
phương xa xôi, cõi Tây phương ở ngay trước mặt. Như nước chảy về biển cả, như
trăng lặn không ra khỏi bầu trời.’[7]
Thế giới Cực Lạc
rất xa nhưng cũng rất gần và mọi người đều có thể tiếp xúc được khi tam nghiệp
hằng thanh tịnh, tức không còn phiền não, là Phật tính, là Niết bàn, là hạnh
phúc chân thật.
Khi tâm của
chúng ta thanh tịnh thì đồng tâm Phật (Phật tính) thì Phật, Bồ tát đang chờ mời
chúng ta vào thế giới Cực Lạc để cùng thể nghiệm sự giải thoát.
Như thế, hạnh
nguyện độ sinh của Phật và Bồ tát thường hằng và thật công tâm. Chỉ e rằng chúng
sinh không tạo đủ ‘độ cảm’ nên không ‘ứng hợp’ với chư Phật và do đó, cầu thì
vẫn cứ cầu mà ứng thì khó đạt được.
Cầu vãng
sinh và cái chết
Nếu ta hiểu Cực
Lạc không phải là cõi vật lý mà là cảnh của tâm thì vấn đề tiếp theo là cầu vãng
sinh như thế nào? Cầu vãng sinh phải chăng là cầu chết?
Xưa nay nói đến
vãng sinh thì ai cũng hiểu là chết và về thế giới Cực Lạc. Do hiểu như thế nên
người tu Tịnh độ rất muốn được vãng sinh để về cõi không còn khổ đau như cõi Ta
bà.
Cầu vãng sinh
như thế đồng nghĩa với cầu chết và chết để được về cõi tịnh hết khổ đau thì có
vẻ như ai cũng thích. Thế nhưng, sự thật có ai dám vứt bỏ mạng sống quý giá này
để về Cực Lạc ngay không? Chắc chắn là không có, thậm chí còn muốn sống lâu thêm
dù luôn rên đau khổ. Đó là sự mâu thuẫn khi ta hiểu vãng sinh đồng nghĩa với
chết.
Hơn nữa, nếu có
ai hỏi rằng pháp hữu về Cực Lạc để làm gì thì dường như ai cũng đồng thanh đáp
rằng về Cực Lạc để tu thành Phật rồi trở lại Ta bà hóa độ chúng sinh. Lời đáp ấy
có vẻ rất cao thượng mang tinh thần Bồ tát nhưng sự thật thì chính mỗi người tự
biết rõ.
Có hai ý xin
trình bày để quý vị xem mà đánh giá sự thật của câu trả lời trên. Thứ nhất, các
vị tu Tịnh độ thường có ý niệm chán ghét Ta bà, cầu sinh về Cực Lạc với mục đích
để chạy trốn khổ đau nơi Ta bà, mong được hưởng thụ sự an lạc sẵn có nơi Tịnh
độ.
Trong kinh Nam
truyền (Pali) Phật dạy pháp quán ‘yểm ly’ với mục đích là để khuyến khích hành
giả không tham đắm, chấp trước mà dễ chuyên tâm tu tập phụng sự, cống hiến;
không hiểu từ đâu mà hành giả Tịnh độ lại hiểu chán ghét là chạy
trốn.
Vả lại, ở Ta bà
– một thế giới có khổ có vui mà hành giả còn chưa phấn đấu tinh tấn tu tập đúng
mức thì lấy gì bảo đảm là quý vị sẽ tu tập ở một nơi hoàn toàn sung sướng. Quan
điểm này hoàn toàn trái ngược với lời dạy của đức Phật Thích Ca và chính tự thân
Ngài chứng minh lời dạy ấy. Đó là chỉ có cõi Ta bà này là nơi phù hợp nhất để tu
hành chứng nghiệm giác ngộ, giải thoát.
Thứ hai, hiện
tại chúng ta không tu cho bản thân mình và giúp những người thân xung quanh
trong khi ta có đủ điều kiện thì liệu ai tin rằng ta sẽ trở lại Ta bà mà độ
sinh. Một lời hứa hẹn không có cơ sở thực tế.
Hơn nữa, không
có đức Phật, Bồ tát nào phát nguyện tu tập tại cõi hạnh phúc (Cực Lạc) để được
chứng ngộ rồi sau đó đến cõi khổ đau độ sinh cả. Từ Đức Phật lịch sử Thích Ca
Mâu Ni cho đến Đức Phật A Di Đà, Bồ tát Quan Thế Âm, Bồ tát Địa Tạng,
v.v….
Vậy thì, hành
giả Tịnh độ mong về Cực Lạc tu pháp môn gì, thực hành phước báo gì để thành Phật
và pháp môn ấy có phù hợp với hạnh nguyện của Phật A Di Đà và chư Bồ tát đã và
đang thực hiện không?!
Liên hệ đến Niết
bàn, nhiều người cũng quan niệm sai lầm khi cho rằng Niết bàn là chết, hay Niết
bàn hữu dư và vô dư. Quan niệm Niết bàn là chết làm cho Phật giáo trở nên yếm
thế.
Sự thật, đức
Phật và các vị A-la-hán chứng Niết bàn ngay khi còn sống và giáo hóa chúng sinh
ngay trên cõi đời này, và Niết bàn là Niết bàn chứ không có hữu dư hay vô dư vì
không thể đồng nhất sự tồn tại xác thân với Niết bàn.
Có gì khác nhau
giữa Niết bàn khi còn xác thân và khi xác thân tan rã!? Vấn đề chỉ là do chính
chúng ta chủ quan dựa trên hiện tượng mà phân biệt thôi.
Để giải quyết
vấn đề này thì không có gì hay hơn là hiểu đúng ý nghĩa vãng sinh. Chư vị tổ sư,
các bậc tôn túc đã chỉ dạy vãng sinh là vượt qua phiền não. Khi vượt thoát hoàn
toàn phiền não tức là vãng sinh hoàn toàn, là Niết bàn, là Tịnh độ. Và do đó,
cầu vãng sinh là cầu giải thoát, Niết bàn chứ không phải chỉ là cầu về Tây
phương sau khi chết.
Vãng sinh đồng
nghĩa với chết là phương tiện, là niềm tin còn vãng sinh là thoát khỏi phiền não
mới đích thực là giáo pháp của đức Phật. Cầu vãng sinh như thế thì vãng sinh
càng nhanh càng tốt và chắc chắn không ai từ chối cả.
Sự ngộ
nhận vãng sinh như là một ‘ca vãng sinh’
Đã hiểu vãng
sinh như là sự chấm dứt phiền não thì vấn đề hộ niệm sẽ được hiểu đúng và không
bị rơi vào tình trạng ngộ nhận ‘vãng sinh như một ca’.
Nhiều nhóm cư sĩ
làm công việc hộ niệm cho người chết, sau khi đám tang xong thì cho rằng đã hoàn
thành một ca vãng sinh. Những người hộ niệm phiền não còn quá đủ, người chết
phiền não cũng còn dư. Vậy mà những tuyên bố như thế cũng làm bao nhiêu người mê
và ca ngợi không ngớt.
Ngay cả đức Phật
khi được hỏi về trường hợp sau khi chết của các đệ tử, Ngài cũng chỉ trả lời là
tái sinh về cõi lành.
Đành rằng quý vị
hộ niệm có ý mong muốn tốt nhưng khi tuyên bố một việc không có thật hay do mình
ảo tưởng, nhất là những việc có ảnh hưởng đến sự thăng trầm của kiếp người thì
thiết nghĩ quý vị rất nên thận trọng.
Đừng vì đam mê
một chút tiếng tăm mà ta bị tổn phúc báo khi gây hoang mang và tạo sự ỷ lại cho
nhiều người chưa hiểu đạo Phật.
Ấy là chưa kể
những việc làm mâu thuẫn khác như là đọc tên cầu siêu…..
Đã tuyên bố vãng
sinh rồi thì phải mừng chứ sao lại còn khóc, còn đọc tên cầu siêu mà không thay
bằng sự tưởng niệm mang tính tri ân giáo dục và vui mừng.
Xin quý vị suy
ngẫm lại xem để tránh tự lừa chính mình. Khi đã hiểu ý nghĩa và điều kiện vãng
sinh thì những người làm công việc hộ niệm không còn ngộ nhận ‘có hại’ như trên
và gia quyến người chết cũng không bị ‘ảo tưởng’.
Hộ niệm là một
việc làm đáng khích lệ vì đó là hành động trợ duyên tích cực cho cả người chết
và gia đình thân quyến của họ. Nó như là một sự nhắc nhở tích cực để người mất
tỉnh thức quay về đường thiện, tái sinh cõi lành. Chư Phật, Bồ tát luôn cứu độ,
tiếp dẫn bằng con đường hướng đạo với vai trò là bậc đạo sư như chính đức Phật
Thích Ca vậy.
Việc hiểu lầm
vãng sinh là do hộ niệm dẫn đến thái độ ỷ lại và mong mỏi rằng khi chết có nhiều
thầy cô, ban hộ niệm đến tụng kinh mới được vãng sinh cần phải xem
lại.
Đáng tiếc, nhiều
người xuất gia cũng có tư tưởng như thế huống gì những người tín ngưỡng. Tất cả
chỉ vì sự lạm dụng hai chữ ‘phương tiện’ trong khi truyền bá Phật
pháp.
Tu tịnh
độ theo tinh thần nhân quả
Giáo lý nhân quả
là một tuyệt phẩm của đạo Phật do đức Phật giác ngộ và truyền dạy lại. Nhân quả
là chân lý dù con người có tin hay không tin, có chấp nhận hay không chấp nhận.
Hành giả muốn tin thế giới Cực Lạc là cõi vật chất ở Tây phương hay là cảnh của
tâm bao trùm tam thiên thế giới điều đó không trở ngại gì đến sự vãng sinh. Quan
trọng là chúng ta phải dứt sạch phiền não. Đó chính là chính nhân để vãng sinh
ngay hiện tại và cảnh giới Tây phương.
Muốn đạt được
chính nhân ấy, tâm hành giả phải luôn thanh tịnh (nhất tâm bất loạn) hay chính
niệm tỉnh thức. Tâm ấy chỉ có thể đạt được khi miệng nói lời chính ngữ hay luôn
niệm Phật và thân phải tu thiện, tạo phúc, cứu giúp mọi người và muôn loài.
Thành tựu được tâm bất loạn hay chính niệm tỉnh thức và đầy đủ phúc đức thì hành
giả đã thành tựu vãnh sinh. Khi ấy, hành giả nguyện sinh về Cực Lạc hay bất cứ
nơi đâu cũng không có gì trở ngại.
Từ bi và cứu khổ
là bản nguyện của tất cả chư Phật. Tuy nhiên, ba đời chư Phật chưa vị Phật nào
phủ định nhân quả hay thay đổi nhân quả bằng năng lực thần thông. Nghĩa là Phật
không bao giờ ‘đặc cách’ cho bất cứ một chúng sinh nào để cứu độ khi mà họ chưa
dứt sạch nghiệp vì làm như thế là phủ định nhân quả hay ‘đạp lên’ nhân
quả.
Do đó, chúng ta
không cần quá bận tâm việc Phật cứu độ theo nghĩa ‘nghĩa đen’ nữa mà nên dành
trọn thời gian để tạo chính nhân theo lời Phật dạy tức là dứt sạch hoàn toàn
phiền não, đạt tâm bất loạn (chính niệm) và đầy đủ phúc đức thì khi ấy không
phải Phật đang cứu độ ấy sao!
Tịnh độ là một
pháp môn có nhiều tranh luận vì có nhiều sự lý giải khác nhau. Do đó, thay vì
phủ bác lẫn nhau thì chúng ta hãy tiếp nhận sự kiến giải khác nhau từ đa chiều
rồi tư duy quán chiếu theo tinh thần Phật dạy trong kinh Kalama. Từ đó, mỗi
người sẽ tìm thấy cho mình hướng đi đúng, phù hợp với giáo lý cốt yếu của Phật
giáo.
Hãy thận trọng
khi tuyên bố những gì mình chưa chứng nghiệm, nhất là những tuyên bố chỉ dựa vào
niềm tin kinh điển mà không phải dựa trên nhân quả và pháp ấn của đạo Phật. Hậu
quả của nó khó mà lường hết được!
Hành giả Tịnh độ
vẫn được khuyến tấn tin Phật A Di Đà cứu độ và thế giới Cực Lạc để tu tập tinh
tấn hơn. Tuy nhiên, tu tập là một quá trình chuyển hóa thân tâm. Niềm tin và cầu
nguyện là chất xúc tác để hành giả thực hành tinh chuyên hơn.
Nhờ chất xúc tác
mà hành giả niệm Phật đạt đến nhất tâm bất loạn thì vãng sinh có mặt hiện tiền.
Có thể các bạn không đồng ý nhưng đó là điều các bạn có thể trải nghiệm được
ngay bây giờ và tại thế giới này. Các bạn có quyền nghĩ về tương lai ở Cực Lạc
nhưng lời khuyên chân thành là đừng đánh mất giá trị cuộc sống hiện tại hay hiểu
một cách khác là đừng đánh mất ‘Tịnh độ hiện tiền.’
Hư Thật Mộng
[1] Thuyết này
chủ trương thế giới và tự ngã thường còn. Bà-Phù-Đà-Ca-Chiên-Diên
(Pakudha-Katyayana) – một trong sáu vị thầy ngoại đạo thời đức Phật, chủ trương
thuyết này. Ông cho rằng tâm vật nhị nguyên bất diệt.
[2] Xem
http://en.wikipedia.org/wiki/Last_Judgment
[3] Năm uẩn của
con người gồm sắc thân cộng với phần tâm gồm cảm thọ, tri giác, suy nghĩ và nhận
thức đều vô ngã. Dù gọi thần thức hay linh hồn thì thần thức hay linh hồn đó
phải là vô ngã.
[4] Pháp ấn gồm
Vô thường, Khổ, Vô ngã, Niết bàn hay Vô thường, Khổ, Vô ngã (theo Nam
truyền).
[5]Xem thêm bài
viết ‘Tịnh độ là lòng trong sạch, Di Đà là tính sáng soi’ của TT. Thích Phước
Đạt (http://giacngo.vn/triethoc/2011/11/30/5FF001/)
[6] ‘Mạc đạo Tây
phương cận, Tây phương thập vạn trình, Di Đà thùy tiếp dẫn, vô tử diệc vô
sinh’
[7] ‘Mạc đạo Tây
phương viễn, Tây phương tại mục tiền, thủy lưu quy đại hải, nguyệt lạc bất ly
thiên.’ Xem thêm bài ‘Ý nghĩa vãng sinh’ của TT Thích Viên Giác
(http://www.giacngo.vn/phathoc/luockhao/2010/12/28/7AE219/)
Share on facebook
Share on twitter
Share on
myspace Share on
google Share on
linkhay.com Share on email More Sharing
Services
Phản hồi (7 bài gửi)
Đạo Quang
19/02/2012 23:40:07
AMITABHA
Đồng ý hoàn toàn với lời chia sẻ của Hư Thật Mộng. Trong hai nguồn giáo lý: Nguyên thủy và Phát triển, tôi chẳng tìm đâu ra lời dạy của đức Phật Thích ca là: “Đem nghiệp lực vào chỗ bất sanh bất diệt” (đới nghiệp vãng sanh). Nếu mang nghiệp vào cảnh giới cực lạc “bất sanh bất diệt” của đức Phật A Di Đà, thì ra biến cõi ấy thành cõi sanh diệt, cũng thuộc vô thường khổ đau, thì sao gọi là cực lạc?
Còn trong kinh A Di Đà, thì đức Phật Thích Ca dạy chúng ta niệm tự tánh Di Đà, tức đưa tâm đến “vô niệm” nhằm cắt đứt tất cả vọng thức, đạt thành “nhất tâm bất loạn” , nên nói “pháp khó tin” (nan tín chi pháp).
Chúng ta không hiểu thật nghĩa lời Phật dạy, lại niệm quán ngữ “nam mô A Di Đà Phật” tức thuộc đối tượng của thức, thì làm sao đạt được “nhất tâm bất loạn”; chẳng qua là gạt đa niệm về nhất niệm để an lập ý trong tương đối của nhị thừa thì khả dĩ. Vì vậy, ngài Châu Hoằng nói: “Khởi niệm để niệm Phật, đâu không trở lại trái với tâm Phật ư?”. Ngài Mã Minh cũng nói: “Chân tâm vốn ly niệm, nếu khởi niệm lên để niệm Phật, đâu không tự làm quấy rối lại tâm mình ư?”. Xin hành giả Tịnh độ cẩn thận, đừng đi lạc ra khỏi pháp môn Tịnh độ mà đức Phật Thích ca đã chỉ dạy!
Đồng ý hoàn toàn với lời chia sẻ của Hư Thật Mộng. Trong hai nguồn giáo lý: Nguyên thủy và Phát triển, tôi chẳng tìm đâu ra lời dạy của đức Phật Thích ca là: “Đem nghiệp lực vào chỗ bất sanh bất diệt” (đới nghiệp vãng sanh). Nếu mang nghiệp vào cảnh giới cực lạc “bất sanh bất diệt” của đức Phật A Di Đà, thì ra biến cõi ấy thành cõi sanh diệt, cũng thuộc vô thường khổ đau, thì sao gọi là cực lạc?
Còn trong kinh A Di Đà, thì đức Phật Thích Ca dạy chúng ta niệm tự tánh Di Đà, tức đưa tâm đến “vô niệm” nhằm cắt đứt tất cả vọng thức, đạt thành “nhất tâm bất loạn” , nên nói “pháp khó tin” (nan tín chi pháp).
Chúng ta không hiểu thật nghĩa lời Phật dạy, lại niệm quán ngữ “nam mô A Di Đà Phật” tức thuộc đối tượng của thức, thì làm sao đạt được “nhất tâm bất loạn”; chẳng qua là gạt đa niệm về nhất niệm để an lập ý trong tương đối của nhị thừa thì khả dĩ. Vì vậy, ngài Châu Hoằng nói: “Khởi niệm để niệm Phật, đâu không trở lại trái với tâm Phật ư?”. Ngài Mã Minh cũng nói: “Chân tâm vốn ly niệm, nếu khởi niệm lên để niệm Phật, đâu không tự làm quấy rối lại tâm mình ư?”. Xin hành giả Tịnh độ cẩn thận, đừng đi lạc ra khỏi pháp môn Tịnh độ mà đức Phật Thích ca đã chỉ dạy!
minhhoa
20/02/2012 13:03:07
Nam mô Bôn Sư Thích Ca Mâu Ni
Phật.
Tâm chúng sanh mãi cõn mê muội.
Phật thị hiện ở đời để cứu độ chúng sanh.
Thành kính cảm niêm nhưng lòi chia sẻ của Hư thật Mộng. Mong nguồn chánh pháp của đức Thế Tôn Luôn dến nguồn Tâm của nhân loai.
Tâm chúng sanh mãi cõn mê muội.
Phật thị hiện ở đời để cứu độ chúng sanh.
Thành kính cảm niêm nhưng lòi chia sẻ của Hư thật Mộng. Mong nguồn chánh pháp của đức Thế Tôn Luôn dến nguồn Tâm của nhân loai.
long 20/02/2012 14:41:39
Tổ Ngẫu Ích bảo rằng : được
vãng sinh hay không đều do tín nguyện , phẩm vị cao hay thấp do trì danh sâu hay
cạn . trong kinh Quán Vô Lương Thọ phật nói kẻ ngũ nghịch thập ác lúc lâm chung
niệm phật 10 tiếng cũng được vãng sanh . Thế thì đấy không là đới nghiệp vãng
sanh là gì?
Từ Hiển Minh
20/02/2012 23:08:28
Mọi lý luận khi ta chưa giác
ngộ thì chưa hẳn đã là chân lý. Chư Phật - Chư Tổ chưa bao giờ phải dùng nhiều
lời nói để giải thích những ý nghĩa vi diệu của giáo lý. Vì có tự thân uống nước
thì mới biết nóng lạnh thế nào. Tôn giả Xá Lợi Phất không phải là Bậc Trí Tuệ Đệ
Nhất hay sao mà vẫn chứng quả sau Tôn giả Mục Kiền Liên. Đó là điều ta nên
nghiệm lại. Bỡi lẽ khi trong tâm ta còn quá nhiều sự ngờ vực - luôn dùng phàm
trí để soi xét mọi ngóc ngách của giáo lý chân thật thì hẳn nhiên ta sẽ không
bao giờ đạt đến sự thấu hiểu đạo lý!
Đạo Quang
22/02/2012 09:06:57
AMITABHA
Sanh diệt là thuộc vọng thức, do sự tương tác giữa căn+trần+thức mà hình thành, tạo thành dòng nghiệp cảm duyên khởi trùng trùng. Còn tự tánh Di Đà thuộc “bất sanh bất diệt” nên kinh nói “Thanh tịnh bình đẳng giác”. Vì vậy cho nên, Pháp Tạng (dụ cho tạng chứa pháp bảo, hay Như Lai tạng tâm) nói: “Lúc tôi thành Phật, thì cõi nước của tôi không có người nữ” tức dụ cho không còn vọng tâm sanh diệt, sạch hết sở hành tức vượt thoát dòng nghiệp thức. Tội ngũ nghịch, thập ác là do nghiệp thức mà có; nay niệm tự tánh Di Đà (tâm vô sở niệm) đủ lực chuyển y đạt thành “nhất tâm bất loạn” nên vượt qua mười kiết sử căn bản của vọng tâm, nên được vãng sanh hay vượt qua khỏi sanh tử. Vì vậy trong kinh A Di Đà, đức Phật Thích Ca diễn tả: “Đức Phật A Di Đà thành Phật đến nay đã được 10 kiếp” (A Di Đà Phật thành Phật dĩ lai ư kim thập kiếp). Tánh giác hay Phật tánh thì vô lượng thọ, vô lượng quang. Còn muốn làm cho Phật tánh hiển lộ (hay vãng sanh) thì phải vượt qua 10 kiết sử của vọng tâm, nên kinh nói “quá thập”. Đó cũng là dụ ý “nãi chí thập niệm” của Như Lai tạng tâm (hay Bảo tạng). Còn đem vọng thức niệm câu hồng danh “nam mô A Di Đà Phật” chỉ có tác dụng an lập ý của nhị thừa mà thôi; nên đức Phật bảo “quý thầy lấy đá đè cỏ, dù tảng đá nặng cỡ nào đi nữa, đến lúc cất đá thì cỏ vọng tâm mọc lên lại”. Xin các bậc thức giả, bình tĩnh dụng công tu tập ngay tại tâm mình, thì sẽ rõ. Xin sám hối các Ngài, là trên mặt báo nên tôi không thể viết nhiều được.
Sanh diệt là thuộc vọng thức, do sự tương tác giữa căn+trần+thức mà hình thành, tạo thành dòng nghiệp cảm duyên khởi trùng trùng. Còn tự tánh Di Đà thuộc “bất sanh bất diệt” nên kinh nói “Thanh tịnh bình đẳng giác”. Vì vậy cho nên, Pháp Tạng (dụ cho tạng chứa pháp bảo, hay Như Lai tạng tâm) nói: “Lúc tôi thành Phật, thì cõi nước của tôi không có người nữ” tức dụ cho không còn vọng tâm sanh diệt, sạch hết sở hành tức vượt thoát dòng nghiệp thức. Tội ngũ nghịch, thập ác là do nghiệp thức mà có; nay niệm tự tánh Di Đà (tâm vô sở niệm) đủ lực chuyển y đạt thành “nhất tâm bất loạn” nên vượt qua mười kiết sử căn bản của vọng tâm, nên được vãng sanh hay vượt qua khỏi sanh tử. Vì vậy trong kinh A Di Đà, đức Phật Thích Ca diễn tả: “Đức Phật A Di Đà thành Phật đến nay đã được 10 kiếp” (A Di Đà Phật thành Phật dĩ lai ư kim thập kiếp). Tánh giác hay Phật tánh thì vô lượng thọ, vô lượng quang. Còn muốn làm cho Phật tánh hiển lộ (hay vãng sanh) thì phải vượt qua 10 kiết sử của vọng tâm, nên kinh nói “quá thập”. Đó cũng là dụ ý “nãi chí thập niệm” của Như Lai tạng tâm (hay Bảo tạng). Còn đem vọng thức niệm câu hồng danh “nam mô A Di Đà Phật” chỉ có tác dụng an lập ý của nhị thừa mà thôi; nên đức Phật bảo “quý thầy lấy đá đè cỏ, dù tảng đá nặng cỡ nào đi nữa, đến lúc cất đá thì cỏ vọng tâm mọc lên lại”. Xin các bậc thức giả, bình tĩnh dụng công tu tập ngay tại tâm mình, thì sẽ rõ. Xin sám hối các Ngài, là trên mặt báo nên tôi không thể viết nhiều được.
Đúng là Hư Thạch
Mộng 23/02/2012 14:16:16
A Di Đà
Phật.Chúng ta là Phật Tử là con của Đức Phật,nhà chúng ta là cõi cực lạc,Pháp
của Phật cốt lõi chính tâm thanh tịnh,nghĩ thiện hành thiện,xoá tạp niệm cuối
cùng là về cõi cực lạc.Thâm tâm ta nghĩ về Phật,niệm Phật mới xoá được tạp
niệm,như thế sao gọi là loạn tâm .Nhân quả ắt sẽ có,nhưng nếu nói gieo quả
'đắng' ăn quả "cay" chúng ta là con Phật đứng nhìn được hay sao?Lúc khổ thì có
"Quán Thế Âm "xuất hiện cứu giúp..Chúng ta thấy khổ mà không giúp thì chúng ta
có phải con nhà Phật hay không?Ăn quả "cay" như thế là đã đủ biết nhân quả là gì
rồi!Đời sống thật cũng thế,Trò sai Thầy phạt,còn thời gian là tuỳ vào hậu quả
của trò gây có nặng hay không mà thôi
Cứu độ chúng sanh ngoài việc hành pháp,giúp chúng sanh giác ngộ về mặt lý thuyết và chúng ta còn phải thực hiện bằng việc làm hành thiện ,tất cả những gì hiện hữu hay vô hữu thì cũng có bàn tay tạo nên,không có bàn tay tạo nên thì làm sao có được.Nói Ví dụ con người chúng ta ,nếu không có cha mẹ thì làm sao có được chúng ta.Thì cha mẹ chính là người đã tạo ra ta.Vật chất cũng thế ...
Nếu nói về Thế giới cực lạc không phải do Phật A Di Đà tạo nên thì hiện tại chúng ta đang tu theo Pháp của ai? Pháp của Phật A Di Đà thì chúng ta chính là công dân của Đức Phật rồi còn gì nữa!
Vô Lượng QUang ,Vô Lượng thọ là thế Pháp Phật ,đạo lý của Phật bao la không cân điếm được,là kỳ diệu là nhiệm màu thì đó cũng có thể hiểu là vật chất đối với người Phật Tử thuần hành
Lúc hành giả về cõi cực Lạc để tu tập tiếp để đạt được giải thoát hoàn toàn,giác ngộ hoàn toàn.Thấu hiểu được những bài toán khó ở cõi ta bà,đó là phép tu tập chứng ngộ và giải thoát.Đạt được trí tuệ thuần khiết của Đức Phật mà không một chúng sanh nào hiện hữu ở cõi Ta Bà có được.Lúc về cõi cực lạc thì chúng ta chỉ đạt được tâm thanh tịnh và chứng ngộ giáo Pháp
Ngay cả chính Đức Phật vẫn phải Bòn Phước kia mà.Thành Phật nhưng vẫn phải tu .Chúng ta hiện ở cõi Ta Bà vẫn nhận ra không ai giỏi hơn ai kia mà..Học và hành ..học mãi học mãi....
Do Đó vật chất ỡ cõi cực lạc là thế tồn tại mãi mãi .Việc đó đồng nghĩa với hiện tại kiến thức chúng ta có được có mất đi theo thời gian hay không?kiến thức cũng là loại tài sản không bao giờ mất đi
Cầu vãng sanh chán ghét ta bà,đó là hướng tu để về cõi cực lạc.Ta Bà này có gì vui đâu:Tác giả không quán chiếu nhìn nhận hiện thực giữa hai đồ vật là cái chén và cái tô,chúng ta thấy cái nào to hơn.Hãy liên tưởng niềm vui là cái chén và nỗi buồn là cái tô:thì có phải ta bà này là nỗi u buồn hay không,Nếu như khi ta nghĩ về quá khứ thì niềm vui nhiều hơn nỗi buồn thì có gọi là đau khổ hay không?thực sự không chúng sanh nào thấy đươc niềm vui lớn cả thì suy ra cho cùng cõi này là cõi đau khổ mà thôi!nếu có vui có khổ cân bằng nhau như thế thì cầu về cõi Cực Lạc làm gì nữa?
Quán tưởng thế chúng ta mới xoá bỏ hẳn sự luyến tiếc ta bà này mà quyết tâm khi rời bỏ thân xát sẽ v ề cõi Cực lạc của chúng ta
Đây là một số lý thuyết cơ bản về giáo lý mà tác giả bài viết cần nên tham khảo trước khi viết bài ,và cần phải học hỏi thêm để tránh những bài viết vô vị thế này
Trí tuệ của người con Phật đừng đơn giản như thế
Tác giả hầu như không hiểu gì về giáo lý cơ bản của nhà Phật
A
Cứu độ chúng sanh ngoài việc hành pháp,giúp chúng sanh giác ngộ về mặt lý thuyết và chúng ta còn phải thực hiện bằng việc làm hành thiện ,tất cả những gì hiện hữu hay vô hữu thì cũng có bàn tay tạo nên,không có bàn tay tạo nên thì làm sao có được.Nói Ví dụ con người chúng ta ,nếu không có cha mẹ thì làm sao có được chúng ta.Thì cha mẹ chính là người đã tạo ra ta.Vật chất cũng thế ...
Nếu nói về Thế giới cực lạc không phải do Phật A Di Đà tạo nên thì hiện tại chúng ta đang tu theo Pháp của ai? Pháp của Phật A Di Đà thì chúng ta chính là công dân của Đức Phật rồi còn gì nữa!
Vô Lượng QUang ,Vô Lượng thọ là thế Pháp Phật ,đạo lý của Phật bao la không cân điếm được,là kỳ diệu là nhiệm màu thì đó cũng có thể hiểu là vật chất đối với người Phật Tử thuần hành
Lúc hành giả về cõi cực Lạc để tu tập tiếp để đạt được giải thoát hoàn toàn,giác ngộ hoàn toàn.Thấu hiểu được những bài toán khó ở cõi ta bà,đó là phép tu tập chứng ngộ và giải thoát.Đạt được trí tuệ thuần khiết của Đức Phật mà không một chúng sanh nào hiện hữu ở cõi Ta Bà có được.Lúc về cõi cực lạc thì chúng ta chỉ đạt được tâm thanh tịnh và chứng ngộ giáo Pháp
Ngay cả chính Đức Phật vẫn phải Bòn Phước kia mà.Thành Phật nhưng vẫn phải tu .Chúng ta hiện ở cõi Ta Bà vẫn nhận ra không ai giỏi hơn ai kia mà..Học và hành ..học mãi học mãi....
Do Đó vật chất ỡ cõi cực lạc là thế tồn tại mãi mãi .Việc đó đồng nghĩa với hiện tại kiến thức chúng ta có được có mất đi theo thời gian hay không?kiến thức cũng là loại tài sản không bao giờ mất đi
Cầu vãng sanh chán ghét ta bà,đó là hướng tu để về cõi cực lạc.Ta Bà này có gì vui đâu:Tác giả không quán chiếu nhìn nhận hiện thực giữa hai đồ vật là cái chén và cái tô,chúng ta thấy cái nào to hơn.Hãy liên tưởng niềm vui là cái chén và nỗi buồn là cái tô:thì có phải ta bà này là nỗi u buồn hay không,Nếu như khi ta nghĩ về quá khứ thì niềm vui nhiều hơn nỗi buồn thì có gọi là đau khổ hay không?thực sự không chúng sanh nào thấy đươc niềm vui lớn cả thì suy ra cho cùng cõi này là cõi đau khổ mà thôi!nếu có vui có khổ cân bằng nhau như thế thì cầu về cõi Cực Lạc làm gì nữa?
Quán tưởng thế chúng ta mới xoá bỏ hẳn sự luyến tiếc ta bà này mà quyết tâm khi rời bỏ thân xát sẽ v ề cõi Cực lạc của chúng ta
Đây là một số lý thuyết cơ bản về giáo lý mà tác giả bài viết cần nên tham khảo trước khi viết bài ,và cần phải học hỏi thêm để tránh những bài viết vô vị thế này
Trí tuệ của người con Phật đừng đơn giản như thế
Tác giả hầu như không hiểu gì về giáo lý cơ bản của nhà Phật
A
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét