Tha Thứ Sớm Sẽ được Vui Vẻ Sớm
Nguyên văn bởi kuangtuan
Tha Thứ Sớm Sẽ được Vui Vẻ Sớm
Sưu tầm từ phathoc.net
Trong nhịp sống quay cuồng, tất bậc với công việc mưu sinh, chúng ta không tránh khỏi phiền muộn thù hận. Nguyên nhân chính của những muộn phiền thù hận này là do chúng ta không hiểu được lý nhân quả và nhân duyên của Phật giáo. Hòa Thượng Thánh Nghiêm là một trong các vị cao tăng Phật giáo tại Đài Loan hiện nay, đã đúc kết những kinh nghiệm tu chứng của mình để viết lên tập sách với tựa đề là “ Làm Thế Nào Để Hóa Giải Hận Thù?” Chúng tôi có cơ duyên nhận được quyển sách này và nhận thấy nó giá trị rất cao, nên mạo muội đem chút tài hèn để phiên dịch sang tiếng Việt, với mong muốn qua tập sách nhỏ này, mọi người sẽ nhận rõ hơn về những hành nghiệp của mình và qua đó thực tập để có cuộc sống hạnh phúc cho bản thân, lợi ích cho mọi người. Vì ngôn từ cạn cợt, sức học kém cỏi, nên không tránh khỏi sai ý khi chuyển ngữ, kính mong các vị hỷ xả cho. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn các vị Phật tử hảo tâm đã nhiệt tình đóng góp tài chánh, giúp chúng tôi thực hiện thành công tập sách này. Chúng tôi thành tâm cầu nguyện đức Bồ Tát Quán Thế Âm từ bi gia hộ cho tất cả các vị cùng tất cả Pháp giới chúng sanh đều được bình an hạnh phúc trong ánh từ quang của chư Phật.
Trong nhịp sống quay cuồng, tất bậc với công việc mưu sinh, chúng ta không tránh khỏi phiền muộn thù hận. Nguyên nhân chính của những muộn phiền thù hận này là do chúng ta không hiểu được lý nhân quả và nhân duyên của Phật giáo. Hòa Thượng Thánh Nghiêm là một trong các vị cao tăng Phật giáo tại Đài Loan hiện nay, đã đúc kết những kinh nghiệm tu chứng của mình để viết lên tập sách với tựa đề là “ Làm Thế Nào Để Hóa Giải Hận Thù?” Chúng tôi có cơ duyên nhận được quyển sách này và nhận thấy nó giá trị rất cao, nên mạo muội đem chút tài hèn để phiên dịch sang tiếng Việt, với mong muốn qua tập sách nhỏ này, mọi người sẽ nhận rõ hơn về những hành nghiệp của mình và qua đó thực tập để có cuộc sống hạnh phúc cho bản thân, lợi ích cho mọi người. Vì ngôn từ cạn cợt, sức học kém cỏi, nên không tránh khỏi sai ý khi chuyển ngữ, kính mong các vị hỷ xả cho. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn các vị Phật tử hảo tâm đã nhiệt tình đóng góp tài chánh, giúp chúng tôi thực hiện thành công tập sách này. Chúng tôi thành tâm cầu nguyện đức Bồ Tát Quán Thế Âm từ bi gia hộ cho tất cả các vị cùng tất cả Pháp giới chúng sanh đều được bình an hạnh phúc trong ánh từ quang của chư Phật.
Tịnh Xá Phổ Giác
Tỳ Kheo Minh Kiết cẩn đề.
Tiểu Sử Pháp Sư Thánh Nghiêm
Pháp sư sanh năm 1930 tại huyện Nam Thông, tỉnh Giang Tô. Ngài xuất gia năm 13 tuổi, đã từng nhập thất 6 năm tại núi Cao Hùng, Đài Loan. Sau đó ngài đi du học ở Nhật Bản và lấy bằng tiến sĩ văn học tại trường đại học Lập Chính năm 1975.
Ngài là một thiền sư, một lãnh tụ tôn giáo và tinh thần, nhà giáo dục, học giả, nhà văn nổi tiếng quốc tế. Ngài đặc biệt chú trọng việc đề xướng giới hạnh, thiền tu thực tiển, tri kiến rõ ràng. Ngài còn đem nghĩa lý Phật học tinh thâm kết hợp với phương pháp dưỡng sinh đơn giản dễ hiểu để chỉ dẫn hoạt động tu thiền.
Mục tiêu mà pháp sư muốn tuyên truyền đó là đề cao phẩm chất của con người, xây dựng cõi tịnh độ nhân gian; chủ trương dùng giáo dục để thực hiện vấn đề cần quan tâm và dùng sự quan tâm này để đạt được mục đích giáo dục.Ngài sáng lập ra trường đại học xã hội nhân văn, với hệ thống từ thiện, văn hóa giáo dục, các khóa tu thiền trong và ngoài nước núi Pháp cổ, đại học Tăng-già, đạo tràng Tăng Đoàn, 7 hội từ thiện, bốn tờ tập san định kỳ bằng hai thứ tiếng Hoa, Anh.
Gần một trăm tác phẩm của ngài được xuất bản bằng ba thứ tiếng Hoa, Nhật, Anh tại các châu Á, châu Âu và Châu Mỹ.
CÙNG BỆNH PHẢI BIẾT THƯƠNG NHAU
Trong suốt cuộc đời, từ lúc sanh ra cho đến già chết, những người mà chúng ta thường gặp qua đều là những người phàm phu, những người bình thường. Tại sao gọi họ là những người phàm phu, bình thường? Vì cái chính là họ có tâm tham lam, sân hận, hoài nghi, ngạo mạn, ngu si v.v…
Nếu như chúng ta bình tỉnh và suy xét thì: Ví như ta là một bậc thánh thì các vấn đề tham, sân, si… thuộc phàm phu kia không gây cho ta sự khó khăn, phiền toái; Nhưng chính vì ta cũng là một người bình thường, cho nên khi chúng ta vừa thấy những vấn đề sai phạm của người khác thì chúng ta phải hiểu và tha thứ cho họ chớ!
Nếu hiểu được bản thân mình cũng là một người phàm phu, cũng sẽ có những việc làm sai quấy, cũng có những khuyết điểm thì hãy nhớ lấy câu “Cùng bệnh phải biết thương nhau” mà tha thứ cho người khác. Nên hiểu và tha thứ cho những người có hoàn cảnh mà chúng ta đã từng mắc phải, vì họ đều là những người phàm phu, bình thường.
Người bình thường thì có những vấn đề bình thường ( Tham, sân, si…) đó là lẽ đương nhiên, chúng ta không nên phiền trách, ghét bỏ hay oán hận họ. Người có tâm như thế trong Phật pháp gọi là Từ bi.
Đạo Phật dạy chúng ta không nên trách móc người, mà nên dùng tâm từ bi rộng lớn để hiểu và tha thứ cho người, quan tâm đến người; Đồng thời đạo Phật cũng dạy chúng ta biết tự xét lại bản thân, cải thiện bản thân để dần dần có được cuộc sống hoà bình hạnh phúc cho mình và người. Hoàn cảnh sống cũng nhờ đó mà trở nên thanh tịnh hơn.“Không phải chỉ có người khác mới có tham, sân si mà ngay chính mình cũng có những tánh này. Hiểu được như vậy mình sẽ không còn giận người.”
CHUYỂN HOÁ LÒNG ĐỐI ĐỊCH THÀNH TÂM TỪ BI
Tha thứ cho người khác thật là một việc làm không dễ. Ngay khi người khác nói với bạn bằng những lời lẽ ngang ngược thì làm sao bạn có đủ tâm bình tỉnh để tha thứ cho họ?
Bạn nên nghĩ như vầy: “ Họ đã ăn nói ngang ngược, vậy ta càng phải nên nói lý với họ, không được tức giận, nếu không thì mình sẽ càng nóng giận và phiền não thêm”. Bạn nên dùng tâm niệm tốt để chuyển hoá cách nhìn của mình đối với người, vật, sự vật. Làm được như vậy chính là người có tâm Từ bi.
Nếu có một người nào đó vô duyên, vô cớ trừng mắt nhìn bạn, bạn có thể suy nghĩ về phương diện tốt: “ Họ trừng mắt nhìn mình, có lẽ là hôm nay mình có làm điều gì đó không vừa lòng họ, họ trừng mắt nhìn mình là để cảnh tỉnh mình, mình nên cảm ơn họ mới phải.”
Sự biểu lộ thái độ của người khác cũng chính là tấm gương để chúng ta soi rọi lại mình. Vì vậy, nếu thấy gương mặt của người khác đáng ghét thì chắc hẳn gương mặt mình cũng như vậy. Cho nên, nếu chúng ta gặp phải những người như vậy thì chúng ta nên thương cảm họ.
Nếu chúng ta nghĩ về họ mà có lòng tha thứ, thương xót, quan tâm đến họ thì chúng ta có thể chuyển lòng đối địch thành tâm từ bi.“Đức Phật dạy: tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh, chỉ vì bị ảnh hưởng của hoàn cảnh nên đánh mất cái Phật tánh của mình, mà khởi lên ý niệm xấu, làm những việc không tốt.”
LẤY ĐỨC BÁO OÁN
Có một bà vợ của anh cư sĩ phật tử chẳng may bị xe du lịch nhỏ đụng chết. Anh tài xế vì không có tiền bồi thường nên phải chịu ngồi tù. Anh cư sĩ Phật tử này không những không oán hận anh tài xế mà ngược lại còn đi đến thăm hỏi, an ủi anh ta. Anh nói với tài xế: “Xin anh chớ nên vì chuyện này mà sầu lo, tuy vợ tôi đã bị xe đụng chết, nhưng bản thân anh còn có vợ con, họ đang rất cần anh kiếm tiền về nuôi cả gia đình. Mong rằng từ đây về sau, anh lái xe nên cẩn thận, phải giữ tâm luôn bình tỉnh, chớ nên nóng vội giành đường vượt ẩu”. Anh tài xế sau khi nghe xong cảm động rơi lệ.
Vị cư sĩ Phật tử này đã dùng tâm từ bi để giải quyết việc tài xế gây tai nạn cho vợ anh ta. vợ anh bị xe đụng chết, đương nhiên lòng anh rất đau xót, nhưng anh không chọn lấy hành động báo thù, ngược lại còn làm nhiều việc thiện hơn để ghi nhớ kỷ niệm và hồi hướng cho vợ mình.Trong cách đối xử này, vì đã tha thứ cho lỗi lầm của người lái xe kia, lại còn an ủi anh ta, nên trong lòng anh cư sĩ Phật tử cảm thấy như được chia sẻ an ủi phần nào, cho nên anh không rơi vào trong cảnh đau khổ vì mất vợ.
“Chỉ có hiểu và thông cảm cho người vô tình gây cho mình sự buồn thương thì bạn mới hết đau buồn.”
Tiểu Sử Pháp Sư Thánh Nghiêm
Pháp sư sanh năm 1930 tại huyện Nam Thông, tỉnh Giang Tô. Ngài xuất gia năm 13 tuổi, đã từng nhập thất 6 năm tại núi Cao Hùng, Đài Loan. Sau đó ngài đi du học ở Nhật Bản và lấy bằng tiến sĩ văn học tại trường đại học Lập Chính năm 1975.
Ngài là một thiền sư, một lãnh tụ tôn giáo và tinh thần, nhà giáo dục, học giả, nhà văn nổi tiếng quốc tế. Ngài đặc biệt chú trọng việc đề xướng giới hạnh, thiền tu thực tiển, tri kiến rõ ràng. Ngài còn đem nghĩa lý Phật học tinh thâm kết hợp với phương pháp dưỡng sinh đơn giản dễ hiểu để chỉ dẫn hoạt động tu thiền.
Mục tiêu mà pháp sư muốn tuyên truyền đó là đề cao phẩm chất của con người, xây dựng cõi tịnh độ nhân gian; chủ trương dùng giáo dục để thực hiện vấn đề cần quan tâm và dùng sự quan tâm này để đạt được mục đích giáo dục.Ngài sáng lập ra trường đại học xã hội nhân văn, với hệ thống từ thiện, văn hóa giáo dục, các khóa tu thiền trong và ngoài nước núi Pháp cổ, đại học Tăng-già, đạo tràng Tăng Đoàn, 7 hội từ thiện, bốn tờ tập san định kỳ bằng hai thứ tiếng Hoa, Anh.
Gần một trăm tác phẩm của ngài được xuất bản bằng ba thứ tiếng Hoa, Nhật, Anh tại các châu Á, châu Âu và Châu Mỹ.
CÙNG BỆNH PHẢI BIẾT THƯƠNG NHAU
Trong suốt cuộc đời, từ lúc sanh ra cho đến già chết, những người mà chúng ta thường gặp qua đều là những người phàm phu, những người bình thường. Tại sao gọi họ là những người phàm phu, bình thường? Vì cái chính là họ có tâm tham lam, sân hận, hoài nghi, ngạo mạn, ngu si v.v…
Nếu như chúng ta bình tỉnh và suy xét thì: Ví như ta là một bậc thánh thì các vấn đề tham, sân, si… thuộc phàm phu kia không gây cho ta sự khó khăn, phiền toái; Nhưng chính vì ta cũng là một người bình thường, cho nên khi chúng ta vừa thấy những vấn đề sai phạm của người khác thì chúng ta phải hiểu và tha thứ cho họ chớ!
Nếu hiểu được bản thân mình cũng là một người phàm phu, cũng sẽ có những việc làm sai quấy, cũng có những khuyết điểm thì hãy nhớ lấy câu “Cùng bệnh phải biết thương nhau” mà tha thứ cho người khác. Nên hiểu và tha thứ cho những người có hoàn cảnh mà chúng ta đã từng mắc phải, vì họ đều là những người phàm phu, bình thường.
Người bình thường thì có những vấn đề bình thường ( Tham, sân, si…) đó là lẽ đương nhiên, chúng ta không nên phiền trách, ghét bỏ hay oán hận họ. Người có tâm như thế trong Phật pháp gọi là Từ bi.
Đạo Phật dạy chúng ta không nên trách móc người, mà nên dùng tâm từ bi rộng lớn để hiểu và tha thứ cho người, quan tâm đến người; Đồng thời đạo Phật cũng dạy chúng ta biết tự xét lại bản thân, cải thiện bản thân để dần dần có được cuộc sống hoà bình hạnh phúc cho mình và người. Hoàn cảnh sống cũng nhờ đó mà trở nên thanh tịnh hơn.“Không phải chỉ có người khác mới có tham, sân si mà ngay chính mình cũng có những tánh này. Hiểu được như vậy mình sẽ không còn giận người.”
CHUYỂN HOÁ LÒNG ĐỐI ĐỊCH THÀNH TÂM TỪ BI
Tha thứ cho người khác thật là một việc làm không dễ. Ngay khi người khác nói với bạn bằng những lời lẽ ngang ngược thì làm sao bạn có đủ tâm bình tỉnh để tha thứ cho họ?
Bạn nên nghĩ như vầy: “ Họ đã ăn nói ngang ngược, vậy ta càng phải nên nói lý với họ, không được tức giận, nếu không thì mình sẽ càng nóng giận và phiền não thêm”. Bạn nên dùng tâm niệm tốt để chuyển hoá cách nhìn của mình đối với người, vật, sự vật. Làm được như vậy chính là người có tâm Từ bi.
Nếu có một người nào đó vô duyên, vô cớ trừng mắt nhìn bạn, bạn có thể suy nghĩ về phương diện tốt: “ Họ trừng mắt nhìn mình, có lẽ là hôm nay mình có làm điều gì đó không vừa lòng họ, họ trừng mắt nhìn mình là để cảnh tỉnh mình, mình nên cảm ơn họ mới phải.”
Sự biểu lộ thái độ của người khác cũng chính là tấm gương để chúng ta soi rọi lại mình. Vì vậy, nếu thấy gương mặt của người khác đáng ghét thì chắc hẳn gương mặt mình cũng như vậy. Cho nên, nếu chúng ta gặp phải những người như vậy thì chúng ta nên thương cảm họ.
Nếu chúng ta nghĩ về họ mà có lòng tha thứ, thương xót, quan tâm đến họ thì chúng ta có thể chuyển lòng đối địch thành tâm từ bi.“Đức Phật dạy: tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh, chỉ vì bị ảnh hưởng của hoàn cảnh nên đánh mất cái Phật tánh của mình, mà khởi lên ý niệm xấu, làm những việc không tốt.”
LẤY ĐỨC BÁO OÁN
Có một bà vợ của anh cư sĩ phật tử chẳng may bị xe du lịch nhỏ đụng chết. Anh tài xế vì không có tiền bồi thường nên phải chịu ngồi tù. Anh cư sĩ Phật tử này không những không oán hận anh tài xế mà ngược lại còn đi đến thăm hỏi, an ủi anh ta. Anh nói với tài xế: “Xin anh chớ nên vì chuyện này mà sầu lo, tuy vợ tôi đã bị xe đụng chết, nhưng bản thân anh còn có vợ con, họ đang rất cần anh kiếm tiền về nuôi cả gia đình. Mong rằng từ đây về sau, anh lái xe nên cẩn thận, phải giữ tâm luôn bình tỉnh, chớ nên nóng vội giành đường vượt ẩu”. Anh tài xế sau khi nghe xong cảm động rơi lệ.
Vị cư sĩ Phật tử này đã dùng tâm từ bi để giải quyết việc tài xế gây tai nạn cho vợ anh ta. vợ anh bị xe đụng chết, đương nhiên lòng anh rất đau xót, nhưng anh không chọn lấy hành động báo thù, ngược lại còn làm nhiều việc thiện hơn để ghi nhớ kỷ niệm và hồi hướng cho vợ mình.Trong cách đối xử này, vì đã tha thứ cho lỗi lầm của người lái xe kia, lại còn an ủi anh ta, nên trong lòng anh cư sĩ Phật tử cảm thấy như được chia sẻ an ủi phần nào, cho nên anh không rơi vào trong cảnh đau khổ vì mất vợ.
“Chỉ có hiểu và thông cảm cho người vô tình gây cho mình sự buồn thương thì bạn mới hết đau buồn.”
Buồn chi buồn mãi ai ơi
để ta ngồi đó ta cười với ta
cười là biển rộng bao la
để ta quên hết tình là dây oan !
buồn chi ch..
đem tương thân mới khỏi vào đọa đây
cảm ơn ai ở chốn này
một câu hai chữ nhẹ thay cho đời..............vèo