Tình trạng
những bà lão chiếm số đông trong các tín đồ Phật giáo dự lễ ở chùa chiền không
chỉ là tình trạng ở riêng Việt Nam, mà điều này còn thấy ở nhiều nước trên thế
giới.
Do vậy, vẫn có người nghĩ là tuổi già là
một thuận duyên để tu tập Phật pháp. Người ít tuổi ít đến chùa có lẽ vì không có
thuận duyên đó. Vậy thì, cứ chờ đến khi lớn tuổi người ta sẽ đến với Phật giáo
để tu tập?
Thực sự không phải như vậy. Đức Phật coi
tuổi già là một chướng duyên để tu tập. Trước hết, tu tập là một quá trình đòi
hỏi nhiều thời gian, trong khi ở tuổi già, thời gian không còn. Tu tập cũng đòi
hỏi sức khỏe, điều mà tuổi già hết sức hạn chế. Nếu nghĩ rằng vẫn nên an tâm với
hiện tượng người già đến chùa đông đảo, vì sớm muộn gì đến già cũng sẽ tu, thì
điều đó không phù hợp với đạo Phật chút nào!
Đối với vấn đề này, người ta thường dẫn ý một vị tổ,
rằng hãy xem mộ phần của những kẻ đầu xanh (tức chưa kịp
tu).
Nhưng hơn hết, Đức Phật cũng nói rõ về vấn đề này. Ngài
khẳng định tu là một cơ hội cho người trẻ. Nếu để cơ hội đó trôi qua thì là
điều đáng tiếc. Còn khi đến tuổi già thì thuận duyên đã trôi qua, cơ hội đã mất.
Tuổi càng cao thì thuận duyên tu có kết quả càng ít dần đi.
Nội dung như trên được trình bày rõ qua Kinh số
1162, Kinh Tạp A Hàm, tập IV, số thứ tự 20, bản dịch của Hòa thượng Thích
Thiện Siêu và Hòa thượng Thích Thanh Từ, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn
hành năm 1995.
“KINH 1162.
VỢ CHỒNG GIÀ
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật ở
trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ sáng sớm Thế Tôn
đắp y, ôm bát vào thành Xá-vệ khất thực, có Tôn giả A-nan đi theo sau Thế
Tôn.
Khi ấy có hai lão nam
nữ là vợ chồng, tuổi đã cao, các căn đã chín, lưng còng như móc câu. Họ đến đầu
ngõ hẻm, chỗ đốt phân rác, cùng ngồi chồm hỗm hơ lửa. Thế Tôn thấy hai vợ chồng
già này, tuổi đã cao, các căn đã chín, lưng còng như móc câu, giống như hai con
hạc già nhìn nhau với tâm dục nhiễm. Thấy rồi, bảo Tôn giả
A-nan:
“Ông có thấy hai vợ
chồng kia, tuổi đã cao, các căn đã chín, lưng còng như móc câu, cùng ngồi chồm
hỗm hơ lửa, giống như hai con hạc già nhìn nhau với tâm dục nhiễm
chăng?”
A-nan bạch
Phật:
“Bạch Thế Tôn, đúng
vậy.”
Phật bảo
A-nan:
“Hai vợ chồng già này,
vào thời thiếu niên, thân thể tráng kiện, nếu siêng năng tìm cầu tài vật, cũng
có thể là gia chủ giàu có nhất trong thành Xá-vệ. Còn nếu họ cạo bỏ râu tóc, mặc
áo ca-sa, chánh tín xuất gia học đạo, không nhà, tinh cần tu tập, thì cũng có
thể chứng được thượng quả đệ nhất A-la-hán. Nếu ở giữa phần hai cuộc đời còn
tráng kiện, siêng năng tìm cầu tài vật thì cũng có thể trở thành người giàu thứ
hai trong thành Xá-vệ. Nếu họ cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chánh tín xuất gia
học đạo, không nhà, cũng có thể chứng được quả A-na-hàm. Nếu ở giữa phần ba
trung niên, siêng năng tìm cầu tài vật cũng có thể là người giàu thứ ba trong
thành Xá-vệ. Nếu họ cạo bỏ râu tóc mặc áo ca-sa, chánh tín xuất gia học đạo,
không nhà, cũng có thể chứng được quả Tư-đà-hàm. Nếu ở phần thứ tư, khi tuổi
già, siêng năng tìm cầu tài vật cũng có thể là người giàu thứ tư trong thành
Xá-vệ. Nếu họ cạo bỏ râu tóc mặc áo ca-sa, chánh tín xuất gia học đạo, không
nhà, cũng có thể chứng được quả Tu-đà-hoàn. Nhưng ngày hôm nay, họ tuổi già, các
căn suy yếu, không có tiền của, không có phương tiện, không có khả năng; lại
không thể kham năng nếu có tìm kiếm tiền của, cũng không có cách nào để chứng
đắc Pháp thượng nhân được.”
Bấy giờ, Thế Tôn liền
nói kệ:
Vì không hành phạm
hạnh;
Nên niên
thiếu không của;
Suy nghĩ
việc xa xưa,
Ngủ đất
như cung cong.
Không tu
hành phạm hạnh;
Niên
thiếu không tài sản;
Giống như chim hạc
già,
Chờ chết
nơi đầm hoang.
Phật nói kinh này xong, Tôn giả A-nan
nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, phụng hành.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét