Trong tất cả các kinh của Đức Phật đều dạy: Tất cả các chúng sanh
đều có Phật tánh. Phóng thích các sanh mạng thì được bệnh tật tiêu trừ, giải
thoát các ách nạn. Thực hành giới sát phóng sanh thì được tiêu trừ nghiệp chướng
lại trưởng dưỡng được từ bi tâm.
Lục đạo chúng sanh đều là cha mẹ ta, thả mà sống được tức là cứu
được cha mẹ ta...”. Do vậy, phóng sanh đã trở thành truyền thống của những người
con Phật. Những lý do phóng sanh là dựa vào các ngày mùng 1 và rằm âm lịch hoặc
các ngày lễ lớn, các chùa, các Phật tử thường tổ chức phóng
sanh.
Những năm gần đây, đạo Phật phát triển mạnh mẽ giữa thời kinh tế
nước nhà cũng tăng trưởng nên việc phóng sanh được diễn ra thường xuyên ở hầu
hết các nơi trong nước, nhiều đến mức có thể ví như “phóng sanh theo kiểu phong
trào”. Trong “phong trào” này có các nơi đã thực hiện quy trình phóng sanh rất
tốt.
Ví dụ phóng sanh chim thì không ngại xa, ngại vất vả mang đến địa
điểm có rừng để hợp với môi trường sống của chim và khỏi bị người săn chim bắt
trở lại. Nhưng thực tế hầu hết người thành thị khi muốn phóng sanh chim lại đến
cửa chùa mua cho tiện rồi thả chim tại đó. Cách phóng sanh chim như thế chỉ làm
khổ thêm cho thân phận những chú chim vì không bao lâu sau chúng bị săn trở lại
quay về lồng, chẳng khác nào “bay đâu cũng không lọt khỏi lưới người
đời”.
Phóng sanh phổ biến thứ hai là thả cá. Ở Hà Nội, có những chuyến
thả cá lớn đều thuộc về tay các vị đại gia và hàng chục Phật tử gom tiền, có đợt
phóng sanh hàng chục tấn các loại cá, lươn và thuê tàu, thuyền, xà lan ở ngoại
thành rồi chạy tuốt luốt tới chỗ nào chỉ có hai bên bờ sông không có người ở mới
thả. Ở miền Nam các đoàn Phật tử thả cá còn thuê xe xuôi tận miệt đất chín rồng
để tìm nơi thả cá ở trên sông Vàm.
Với cách
phóng sanh cá vừa nói sẽ thực sự mang lại sự sống cho chúng sanh vì điều kiện
nước ít ký sinh trùng và không bị người phàm rình rập bắt cá về bán hoặc mang về
nhà cho lên thớt. Ngoài ra phổ biến hơn hết, những người phóng sanh cá đều thả ở
những bờ sông trong thành phố khiến hàng trăm hàng ngàn con cá lâm vào
cảnh “Kiến trong
miệng chén biết bò đi đâu?”. Hoặc giống như loanh quanh vẫn ở trong rọ mà thôi,
vì cá vừa được mọi người thả ra chỗ này thì chỗ kia đã có những người ham lợi
giăng lưới ngầm dưới mặt nước bắt lại.
Người nghèo thì thả cua, ốc và khoảng vài chục con cá nhỏ được
phóng sanh tại các ao, hồ gần nơi mình sống cho tiện. Vì nghĩ rằng chỉ có bấy
nhiêu mang đi xa không bõ công mà bỏ qua một thực tế là thả chúng sanh vào những
ao hồ đông dân cư thì chẳng bao ngày chúng sẽ được mang về làm đặc sản đồng
quê.
Phóng sanh
theo lời Phật dạy là thể hiện lòng từ bi, nhưng từ bi cũng phải có Trí tuệ, nếu
không con vật được phóng sanh không bao giờ gặp được Tam Bảo. Ví như gần đây có
một nhóm chuyên giúp các tổ chức phóng sanh tại các cảng ở ven thành phố Hồ Chí
Minh, thậm chí thả cá trong lãnh vực cảng Sài Gòn, những khúc sông này từ lâu
đời thường là nơi tụ hội các băng nhóm
tham ô, trộm
cắp, cướp giật, tham luyến, cờ bạc, nơi đây dòng nước luôn ô nhiễm dầu mỡ, các
thuỷ thủ đủ các quốc tịch neo tàu tại cảng, ăn ở vệ sinh ngay trên tàu thải
ra.
Chưa hết,
những con tàu có trọng tải lớn hàng ngàn tấn, không ít tàu cạo rỉ sắt sơn sửa
đại tu tàu chỗ, tất cả những chất thải đó làm mất cân bằng sinh thái lòng sông
và đáy sông, có chất phân huỷ cũng có chất không phân huỷ đều khiến cho cá chết
ngạt vì thiếu oxy.
Cá được thả
dù lớn hay nhỏ sẽ không quen với môi trường nước không chết tại đáo mà trôi theo
dòng chảy chết chỗ khác càng làm ô nhiễm môi trường. Chưa kể từ thủa hình thành
địa lý Sài Gòn và người Pháp lập thành bến cảng trên khúc sông trải qua chiến
tranh Pháp, Mỹ đã có những người tự tử, những người bị giết, bị chết vì bom đạn,
oan hồn còn ở dưới đáy sông thì thả cá ở những bến cảng như vậy sẽ lợi lạc gì
cho chúng sanh và cho chính những người phóng sanh?! Nói về khía cạnh đạo đức
thì thiếu thiết thực, nói về khía cạnh tâm linh thì không mầu
nhiệm.
Phóng sanh
như vậy có được giải thoát không? Hay lẽ ra người thả cá sẽ được trả nghiệp thì
lại trở thành những người tạo nghiệp bất thiện. Thậm chí mới đây, có đoàn gần
trăm Phật tử sau khi thả cá cùng nhau lên nhà hàng trên tàu nổi ăn buffet chay
mỗi xuất vài trăm ngàn để thư giãn như trong chuyến du lịch. Một Phật tử nói:
“Giá buffet 250.000 đồng/người, nhưng ban tổ chức thu 500.000 đồng. Tôi không ăn
nên bỏ về, tiền ăn này nếu cả trăm người là 50 triệu để làm từ thiện tốt
hơn”.
Người phóng sanh cá nếu thiếu kiến thức về môi trường nước và địa
lý mà đơn giản diễn biến trong não là có chỗ thả cá coi như “xong” thì dễ trở
thành sát sanh chứ không phải phóng sanh, tự mình tạo thêm ác nghiệp cho cả
những kẻ vô công rỗi nghề chỉ hàng ngày làm mỗi việc bắt lại cá phóng sanh để
đồng tiền phát sinh lần nữa khi sang tay người khác cũng chỉ để phóng sanh giống
như thế được nhân lên.
Hàng chục triệu hay hàng trăm triệu tiền phóng sanh nếu chưa có cơ
hội phóng sanh thì tốt nhất nên dành cho những người nghèo áo chưa đủ lành, cơm
chưa đủ no, nơi nằm còn bị nước mưa làm ướt chiếu. Hoặc bạn hãy tích cực ăn chay
không giết gia cầm gia súc thì bạn cũng đã là người phóng sanh hàng ngày không
cần chờ đến ngày vía Phật hay ngày lễ để có cơ hội phóng sanh. Và, bạn cũng đã
trở thành người thiện trí - thiện tâm và là sứ giả của Bồ Tát
rồi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét